Nam giới dễ mắc phải các bệnh liên quan đến tim, huyết áp, thấp lùn, thậm chí là còi xương,... khi không biết cách kết hợp ăn uống và tập luyện khoa học. Vậy chiều cao và cân nặng nam giới chuẩn là bao nhiêu? Qua bài viết sau, Bác sĩ Hiên sẽ giới thiệu bảng chiều cao cân nặng của nam mới nhất để giúp bạn có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam trưởng thành Việt Nam
Đối với nam trưởng thành tại Việt Nam, cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn được các chuyên gia y tế thống kê theo bảng sau:
Nếu chiều cao và cân nặng của nam giới lệch chuẩn thì có sao không?
Nhiều người thắc mắc rằng bảng chiều cao cân nặng của nam bị lệch chuẩn thì có sao không? Thực tế, nếu như tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng ở nam bất cân đối thì nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe là rất cao. Đối với những người bị thừa cân, một số căn bệnh có thể gặp phải gồm:
Bệnh tim: Theo Harold Bays, MD, FACC cho biết, khi sự gia tăng quá mức của các chất béo bên trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, như làm tâm nhĩ và tâm thất mở và gây xơ vữa động mạch. Chính vì thế mà những nam giới béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh như tim mạch vành, suy tim và huyết áp cao.
Bệnh tiểu đường: Hiện nay, có khoảng 80 - 90% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là do thừa cân. Bởi vì ở tình trạng thừa cân thì khả năng tổng hợp insulin tại tuyến tụy và khả năng chuyển hóa glucose đều giảm. Từ đó, cơ thể của những người béo phì bị dư lượng lớn đường huyết, gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh gan: Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến khoảng 90% gan của bệnh nhân thừa cân - béo phì có biểu hiện bất thường. Chiếm 1/3 trong số đó chính là bị tế bào mỡ chen lấn hơn nửa lá gan, gây nên bệnh lý gan nhiễm mỡ.
Bệnh xương khớp: Khi cơ thể quá thừa cân so với bảng chiều cao cân nặng của nam tiêu chuẩn, nguy cơ gây bệnh thấp khớp, viêm khớp cũng tăng cao. Ở những thanh niên bị béo phì, khả năng phải thay khớp gối cao hơn gấp 20 lần so với người có thể trạng bình thường.
Bệnh rối loạn đường hô hấp: Nam giới khi béo phì thường hay mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân chính là do lượng mỡ thừa đã ngăn cản ngực mở rộng, việc hít thở cũng trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, mỡ tích tụ tại thành phổi, khiến quá trình trao đổi oxy giảm.
Không chỉ thừa cân mới gây bệnh, những nam giới thiếu hụt cân nặng cũng thường mắc phải các bệnh lý sau:
Suy dinh dưỡng: Đây là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở nam giới nhẹ cân. Nguyên nhân gây bệnh là do chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt trầm trọng trong cả chất lẫn lượng để cơ thể được hoạt động tốt nhất. Một số triệu chứng cảnh báo sớm bệnh này là mệt mỏi, uể oải, tập trung kém, da khô ráp và nhợt nhạt.
Suy giảm hệ miễn dịch: Khi bạn bị lệch khỏi tiêu chuẩn của bảng chiều cao cân nặng của nam giới thì hệ miễn dịch rất dễ bị suy giảm, từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Do đó, nam giới thiếu cân thường xuyên bị ốm nặng và tốn nhiều thời gian để phục hồi hơn so với người bình có thể chất bình thường.
Tăng tỷ lệ tử vong: So với người có thể trọng cơ thể chuẩn, nam giới nhẹ cân có nguy cơ tử vong cao gấp 4 lần. Lý do chính là do sức đề kháng kém và khả năng hồi phục sau khi mắc bệnh thấp.
Xương giòn, dễ gãy: Ở người béo phì, xương rất dễ bị gãy khi cân nặng không được đảm bảo.
Tập luyện thể thao thường xuyên
Dù cho bảng chiều cao cân nặng của nam lệch nhiều hay ít thì thói quen tập luyện thể thao đều rất quan trọng. Không chỉ duy trì được hình thể lý tưởng, rèn luyện thể dục thường xuyên còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao sức đề kháng, giúp bạn ít bị bệnh hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá vội vã mà hãy lựa chọn cường độ tập luyện phù hợp với bản thân. Tần suất tốt nhất là 3 - 4 buổi/tuần. Không có một bài tập bắt buộc nào, tùy theo sở thích của mình mà bạn có thể lựa chọn môn thể thao như thiền, bóng rổ, nhảy dây,... hay các bài tập tăng cơ bắp.
Bảng đo chiều cao cân nặng chuẩn của nữ giới
Tỉ lệ cơ thể sẽ cho chị em biết được mức độ gầy ốm, thừa cân của cơ thể. Tỉ lệ này sẽ căn cứ vào chiều cao và cân nặng của cơ thể mỗi người, vì vậy với mỗi chiều cao nhất định, sẽ cần có một cân nặng tương ứng để tạo nên một tỉ lệ cơ thể chuẩn. Sau đây sẽ là bảng số đo chiều cao cân nặng chuẩn của nữ được các chuyên gia khoa học nghiên cứu và tính toán:
Bảng chiều cao cân nặng của nữ giới chuẩn
Bảng đo chiều cao cân nặng chuẩn của nữ giới (Nguồn: Internet)
Xem thêm: TOP 15+ Cách Giảm Cân AN TOÀN, HIỆU QUẢ Nhanh Nhất Trong 1 Tuần
Đặt cho mình một mục tiêu cân nặng phù hợp
Vì ở độ tuổi trưởng thành, xương khớp chân đã bị cốt hóa cho nên để tăng chiều cao là rất khó, nếu muốn cải thiện thì hiệu quả lại thấp. Do đó, bạn nên đề ra một mục tiêu về cân nặng chuẩn dựa trên chiều cao thực tế cho bản thân. Từ đó, xem xét với cân nặng cùng chiều cao như hiện tại thì cần tăng hoặc giảm bao nhiêu cân là phù hợp.
Không nên đặt mục tiêu quá cao như chục cân ngay từ đầu mà bạn có thể chọn cách thay đổi 1kg/tuần để lấy động lực. Bên cạnh cố gắng đạt được mục tiêu, bạn đừng quên ghi chép lại toàn bộ hành trình cải thiện cân nặng của mình. Nếu so sánh trước sau và chưa thấy hiệu quả thì bạn nên tìm phương pháp hợp lý hơn.
Một số lưu ý về việc xem và áp dụng bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam
Sự thật là bảng chiều cao cân nặng của nam chuẩn theo WHO không thể áp dụng cho tất cả cả nam giới. Nguyên nhân là vì:
Có sự khác biệt chủng tộc: Bảng chiều cao và cân nặng của nam giới được WHO công bố dựa trên dữ liệu nghiên cứu và thống kê của hàng triệu nam giới tại 6 quốc gia: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, Na Uy, Oman và Ghana. Do đó, bảng này sẽ có những sai số nhất định (tuy nhiên không quá đáng kể) khi sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe của nam giới Việt Nam.
Chỉ số BMI vẫn còn hạn chế: Kết quả của bảng chiều cao và cân nặng của nam giới được đưa ra bởi WHO dựa trên chỉ số BMI. Đây là chỉ số không được áp dụng cho tất cả người. Nguyên nhân chính là do BMI chỉ nhận biết được trọng lượng cơ thể mà không thể nào phân biệt được trọng lượng mỡ và trọng lượng cơ bắp.
Ví dụ minh họa: Một vận động viên bơi lội sở hữu chiều cao và cân nặng lần lượt là 1m85 và 85kg. Khi tính BMI cho ra kết quả 24.8 (ngưỡng 25), được xem là tiền béo phì. Tuy nhiên, anh ta lại có hình thể rất săn chắc, tỷ lệ mỡ khá thấp và khối lượng cơ bắp lớn.
Chính vì thế, để đánh giá tính cân đối của hình thể được khách quan hơn, bạn nên kết hợp thêm các chỉ số khác ngoài BMI như: số đo vòng eo, tỷ lệ eo-hông (WHR), tỷ lệ cơ bắp, tỷ lệ mỡ, tỷ lệ vòng eo trên chiều cao, khối lượng lean body mass,...
Các biện pháp để duy trì chiều cao và cân nặng chuẩn của nữ giới
Sự lệch lạc về cân nặng là một hệ quả tất nhiên của lối sống hiện đại. Thói quen ăn uống không lành mạnh, lối sống ít vận động và căng thẳng là những nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Mặt khác, thừa cân béo phì có thể dẫn đến một loạt bệnh tật và nguy cơ mắc bệnh có thể giảm đáng kể khi áp dụng các biện pháp sau:
Giữ tinh thafanh thoải mái, tránh căng thẳng giúp duy trì chiều cao và cân nặng chuẩn của nữ giới
Có nhiều cách để duy trì chiều cao và cân nặng chuẩn ở nữ giới. Vì thế, bạn nên kiên trì để thực hiện theo các biện pháp trên để có hình thể đẹp nhất và đảm bảo được sức khỏe tốt.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com, disabled-world.com
Dáng người cân đối, vóc dáng săn chắc cùng số đo 3 vòng tiêu chuẩn là điều mà hầu hết tất cả chúng ta đều quan tâm. Trong đó, chiều cao cân nặng chính là điều mà chị em hằng mong ước. Vậy làm cách nào để có được vóc dáng chuẩn? Dưới đây VITA Clinic sẽ giới thiệu đến các bạn bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nữ giúp bạn điều chỉnh phù hợp với bản thân.
Xem thêm: Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Nam - VITA Clinic