Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất

Hội nhập quốc tế – Hiệp định Thương mại quốc tế (FTA)

Họat động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông sản trong nước, cải thiện đời sống, tăng phúc lợi cho người tiêu dùng và phát triển mối quan hệ đa phương, hiệu quả với nhiều quốc gia trên thế giới. Thời gian qua, thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại, Việt Nam đã tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông sản có lợi thế cạnh tranh, đồng thời nhập khẩu những nông sản chưa có thế mạnh. Ngay trong tháng đầu tiên EVFTA có hiệu lực, các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất sang EU đã tăng 15 – 17% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Châu Âu ghi nhận tăng trưởng nhanh.

TÌM HIỂU THÊM: THÚC ĐẨY CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP BẰNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Xúc tiến xuất khẩu xanh, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu

Sáng 4/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh”. Diễn đàn có sự tham gia của 300 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp.

Phát triển xanh, bền vững được định hướng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021- 2030 của Việt Nam; Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 01/10/2021 tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027.

Nhằm cụ thể hóa các định hướng và mục tiêu phát triển bền vững, trong những năm qua, Bộ Công Thương phối hợp với các dự án do Chính phủ Thuỵ Sĩ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu với chủ đề trọng tâm “Xúc tiến xuất khẩu xanh”. Đây là một trong những hoạt động chiến lược, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, giảm phát thải carbon và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Diễn đàn (Ảnh: Kim Dung)

Năm 2024, Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu dành nhiều thời gian để các chuyên gia cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh và xúc tiến xuất khẩu. Nội dung tư vấn gồm: Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xanh; tiêu chuẩn xanh và các chứng nhận quốc tế; chuyển đổi số trong sản xuất; công nghệ và giải pháp xanh trong logistics để phát triển chuỗi cung ứng bền vững; giải pháp tài chính cho doanh nghiệp đầu tư xanh.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là một xu hướng tất yếu mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế. Việt Nam, với tiềm năng và lợi thế sẵn có, đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa xanh và bền vững, đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

“Việc chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam thích ứng hiệu quả với những tiêu chuẩn bền vững là sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam, không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế mà còn góp phần nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa cam kết đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi này đòi hỏi một chiến lược đồng bộ, bao gồm từ định hướng của Chính phủ thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, sự chủ động của doanh nghiệp trong đầu tư thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh và tinh thần hợp tác đồng hành của các bên liên quan”, Lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Đánh giá cao những sáng kiến và thành tựu đã đạt được của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh, ông Andri Meier - Phó Trưởng ban Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam cho biết, Thụy Sĩ ưu tiên tính bền vững trong các chính sách thương mại và kinh tế của mình, cũng như các chương trình hợp tác quốc tế và cam kết hỗ trợ Việt Nam trong hành trình hướng tới một nền kinh tế có thu nhập cao, phục hồi và đạt được các mục tiêu đầy tham vọng là trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trong đó, Chiến lược hợp tác phát triển quốc gia sắp tới giữa Thụy Sĩ và Việt Nam trong giai đoạn 2025-2028 sẽ tập trung vào việc thúc đẩy thương mại và đổi mới bền vững, thúc đẩy tài chính công và tư nhân bền vững, đồng thời tăng cường phát triển công nghiệp và đô thị thông minh về khí hậu.

Trong khuôn khổ diễn đàn, các chuyên gia cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh và xúc tiến xuất khẩu. Các nội dung tư vấn bao gồm: các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xanh; tiêu chuẩn xanh và các chứng nhận quốc tế; chuyển đổi số trong sản xuất; công nghệ và giải pháp xanh trong logistics để phát triển chuỗi cung ứng bền vững; giải pháp tài chính cho doanh nghiệp đầu tư xanh...

Hội nhập quốc tế và những lợi thế của nông sản Việt

Hội nhập quốc tế mang lại những cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, xuất khẩu nông sản sang các nước khác. Với quy mô đầu tư vào nông nghiệp ngày càng nhiều của các doanh nghiệp hiện nay, tập trung vào vận hành các khẩu từ sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm nông sản, ngoài ra doanh nghiệp còn đẩy mạnh, nhanh nhạy, uyển chuyển trong xúc tiến thương mại, mở ra nhiều thị trường xuất khẩu mới như vải thiều tươi sang Nhật Bản, bưởi vào Chi Lê, chanh leo sang Châu Âu…ngay khi nhận thấy sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Riêng với một số ngành như sản xuất đồ gỗ, đẩy mạnh phát triển trên các kênh trực tuyến như Alibaba.com dược xem là một bước ngoặt đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam tiếp cận đến khách hàng quốc tế  hơn. Kết quả thu được là nhóm sản phẩm đồ gỗ đã bứt tốc trong những tháng cuối năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu trên 12,6 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2019; giá trị lâm sản xuất siêu đạt trên 10 tỷ USD, cao  nhất từ trước đến nay, tiếp tục đứng trong 10 nhóm sản phẩm xuất khẩu  chủ lực của Việt Nam.

Là quốc gia nằm trong vùng nội chí tuyến, Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, sản xuất nông nghiệp. Với mức tăng trưởng bình quân đạt 3.5%/năm, mức cao ở khu vực Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Sau khoảng thời gian thiếu lương thực kéo dài năm 1989, Việt Nam đã dần vươn mình thành quốc gia xuất khẩu nông sản trên thế giới. Giai đoạn năm 2008-2017, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam đạt bình quân 2.66%/năm, năm 2018 đạt 3.76%, đến năm 2019 đạt 2.2% và năm 2020 với ảnh hưởng  nặng nề của dịch Covid, tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp của Việt Nam vẫn đạt 2.65%.

Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi  thế để phù hợp với thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển  theo tiêu chuẩn VietGAP với trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bộ  Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra mục tiêu năm 2021 tốc độ  tăng trưởng giá trị sản xuất trên 2.8-3% với tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn  mới là 70%; ít nhất 200 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ  xây dựng nông thôn mới; Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp  vệ sinh 91%; Thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 19.500 Hợp tác xã Nông nghiệp trong đó trên 16.500 Hợp tác xã Nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Hiện tại, năng suất lúa của Việt Nam đang cao nhất Đông Nam Á, đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và 1,5 lần so với Ấn Độ; trở  thành quốc gia có chỉ số bền vững an ninh lương thực cao hơn phần  lớn các quốc gia đang phát triển ở châu Á. Năm 2020, mặc dù phải gánh chịu thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi, dịch Covid-19…), nhưng nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, tái  cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh, dự kiến diện tích, sản lượng các loại nông sản hàng hóa vẫn ổn định và tăng so với năm 2019, bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Năm 2020, với sự đả kích cực lớn từ dịch COVID và lũ lụt miền Trung  làm ảnh hưởng và thiệt hại rất lớn cho ngành nông nghiệp. “Vượt bão” năm 2020, ngành Nông nghiệp đã thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát  triển ngành, vừa phòng chống dịch bệnh.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong năm 2020, với những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID, xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản Việt Nam ước giảm 2,5%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn đạt 41,25 tỷ USD. Năm 2020 cũng ghi nhận nhiều thành tựu quan trọng như ký kết nhiều hiệp Thương mại tự do (FTA) như Hiệp định  Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do  Việt Nam – EU (EVFTA). Cùng với nâng cao năng lực cung cấp và mở cửa hội nhập sâu rộng và toàn diện, Việt Nam đang dần trở thành nhà cung cấp lớn trên thị trường Nông lâm thủy sản toàn cầu, khẳng định vị trí trên  thị trường Thương mại quốc tế.

Năm 2020, nền nông nghiệp Việt Nam đối mặt với rất nhiều thách  thức lớn như dịch COVID, thiên tai lũ lụt, dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn Châu Phi. Với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự nổ lực của  toàn ngành và người dân, Việt Nam không những đảm bảo nhu cầu tiêu  dùng trong nước mà còn vượt các nước như Thái Lan, Ấn Độ về xuất  khẩu gạo (đạt 3 tỷ USD năm 2020). Các mặt hàng như thủy sản, rau quả,  cây công nghiệp, đồ gỗ… cũng đã khẳng định được vị thế và khả năng  cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc xuất khẩu sang được gần 200 thị  trường, trong đó có những thị trường giá trị cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… đã đưa giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam hiện  đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.