Tôi là thầy Shige, là giáo viên dạy tiếng Nhật và cũng là người hổ trợ cho du học sinh Nhật Bản. (*´ω`)Tôi có một nhóm trên facebook dành cho các bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào với người Nhật, chính vì vậy đừng ngần ngại mà hãy đặt thật nhiều câu hỏi ở đấy nhé! (´▽`)
「あれ」thể hiện những thứ không nằm trong hiểu biết của cả người nghe và người nói. Những trường hợp sử dụng.
「あれ」thể hiện những thứ không nằm trong hiểu biết của cả người nghe và người nói. Những trường hợp sử dụng.
「あれ」là trong những trường hợp dành cho 「それ」hoặc「これ」không thuộc trong phạm vi của người nghe lẫn người nói (hoặc trường hợp không rõ ràng)
1.Những thứ đã biết cho dù không nói tên đi nữa
Tình huống: Đang nói chuyện với cấp trên và cấp dưới
A: Nói như vậy, việc đó hôm qua như thế nào rồi?
B: Việc gửi đơn đăng ký đến ông C đó hả?
A: Đúng vậy, bạn đã gửi nó rồi đúng không?
Qua mẫu ví dụ trên thì ta có thể thấy được cả A và B đều là người quen biết nhau「あれ」(Việc đó) tuy A không nói rõ là việc gì khi nhắc đến nhưng vì A nghĩ là B biết mình đang nói đến vấn đề gì nên đã hỏi luôn là「Việc đó như thế nào rồi」
Hay dùng trong trường hợp quên từ khi giao tiếp giống như sau.
A: Vậy thì nói đó thì đó là cái gì?
A: Đó là tên của nhân vật gấu vàng là gì đó…
Bさん:あー、あれね。形はわかるけれど、名前が思い出せない・・・
B: À, đó hả. Hình dáng thì tôi nhớ, còn tên thì không nhớ nổi…
C: Không phải là Winnie Pooh sao?
2.Trường hợp muốn nói về những ấn tượng có trong ký ức
Tình huống: đang nói về chuyện ngày xưa của bạn mình
日本人のAさん: 10年前、ベトナムのホーチミンでバインセオを食べたんだけど、あれは美味しかったな~
Anh A – người Nhật: 10 năm trước tôi đã ăn bánh xèo ở Hồ Chí Minh Việt Nam rồi, món đó thiệt sự là ngon~
Người nói đã sử dụng 「あれ」( món đó) để nói về việc minh đã từng ăn món bánh xèo trong quá khứ.
「Tôi nghĩ là sẽ có những bạn thắc mắc về sự khác nhau giữa「これ/それ」trong mục ③ của câu ví dụ về 「これ」(đó là khi muốn thể hiện những thứ không có ở trước mặt như thể chúng đang ở trước mặt vậy) Tuy nhiên
「10 năm trước tôi đã ăn bánh xèo ở Hồ Chí Minh Việt Nam rồi, món đó thiệt sự là ngon~」
「10 năm trước tôi đã ăn bánh xèo ở Hồ Chí Minh Việt Nam rồi, món này thiệt sự là ngon~」
Bạn có thể hiểu được sự khác nhau giữa hai trường hợp này đúng không?
Cũng sẽ có nhiều người không hiểu được nếu như tốc độ nói quá nhanh hoặc không theo kịp nội dung của cuộc nói chuyện nhỉ.
Tuy nhiên việc sử dụng 「あれ」sẽ có cảm giác xa hơn khi sử dụng「これ」cũng như「それ」
Chẳng hạn như trong ví dụ này 10 năm trước là khoản thời gian rất lâu trong quá khứ, và món ăn nói đến là ở một nơi xa cụ thể ở đây là Việt nam nên nếu sử dụng「これ」hay「それ」thì có vẻ hơi không hợp lý. Tuy nhiên thì đối với người Nhật thì mức độ khác nhau như thế nào họ cũng không biết nên không cần để ý đến vấn đề này cũng không sao cả. 🙂
Nếu đi du học hoặc làm việc tại Nhật thì hãy nhớ cảm giác về những từ chỉ định
Nếu đi du học hoặc làm việc tại Nhật thì hãy nhớ cảm giác về những từ chỉ định
Trong kỳ thi tiếng Nhật N5 thì sẽ không có các câu hỏi khó đến như vậy, tuy nhiên thực tế khi du học tại nhật thì người nhật sẽ rất ngạc nhiên về cách sử dụng những từ chỉ định như 「これ」「それ」「あれ」Và bạn cũng sẽ rối tung lên khi không biết mình đang chỉ cái nào. Chính vì thế mà bạn hãy làm quen trong cách nói chuyện của nhiều người trong những trường hợp khác nhau nhé.
「これ」→ Vật gần mình (trong khoảng 10 cm)
「それ」→ Vật có khoản cách vừa vừa (1m~3m). Hoặc những vật ở gần nhưng không rõ khoản cách là bao nhiêu.
「あれ」→ vật ở khoản cách xa ( từ 3m trở lên)
「これ」→ Vật nằm trong phạm vi của người nói (không gian, tâm lý, hay cả tưởng tượng)
「それ」→ Vật nằm trong phạm vi của người nghe (không gian, tâm lý, hay cả tưởng tượng)
「あれ」→ Vật nằm ngoài phạm vi của người nói và người nghe
「これ」trong ngữ cảnh được nói đến là thông tin quen thuộc với người nói
「これ」trong ngữ cảnh được nói đến là thông tin quen thuộc với người nói
「これ」ở đây không mang sắc thái vật lý mà là mang tính tâm lý, sử dụng khi thông tin người nói biết rõ.
1.Thông tin hoặc những vật chính bản thân mình đang nói đến.
私はAとBの戦略だとBを選びます。理由としては、Bの方がAよりも安く、高性能だからです。他にもBの方が、セキュリティ評価が高いです。これが、私がBを選んだ根拠です。
=> Trong cuộc cạnh tranh giữa A và B thì tôi đã chọn B. Lý do là vì B rẻ hơn và có tính năng vượt trội hơn. Hơn nữa B được đánh giá là có tính bảo mật cao. Đây là những cơ sơ để tôi chọn B.
Đoạn hội thoại này đã thể hiện được những nội dung mà tôi đã giải thích về 「これ」cho đến bây giờ. Giống như tôi đã nói thì 「これ」ở đây mang sắc thái tâm lý nhiều hơn đúng không nào.
2.Trường hợp thể hiện hành động của bản thân hiện tại.
Tình huống: Vừa viết báo cáo bằng máy tính vừa nói chuyện với tiền bối.
=> Vây giờ anh sẽ đi ăn trưa, B đi ăn luôn chứ?
Bさん:すみません。今まだレポートを書いているので、遅れるかもしれません。
=> Thành thật xin lỗi, vì hiện tại em vẫn chưa viết xong báo cáo, nên có lẽ là em sẽ đến hơi trễ.
=> Anh đang đi đến nhà hàng hôm trước đó.
=> Em biết rồi. Làm xong cái này em sẽ đến ngay!
Bạn có biết「これ」mà bạn B đã nói là gì không?
Vâng, đúng như vậy, đó là hành động đang viết báo cáo. Đối với những bạn đang luyện đọc hiểu thì có lẽ sẽ nghĩ rằng nên thêm hành động có đại từ chỉ định đứng trước vào, tuy nhiên trong giao tiếp thì sẽ có những trường hợp người ta không giải thích gì về hành động giống như trên vậy.
(電話をかけながら、目の前にいる別の友達に対して)これ終わったら、話そうよ!
(Vừa nói chuyện điện thoại và nói với một người bạn khác đang ở trước mặt)
Chúng ta hãy nói chuyện sau khi tôi kết thúc việc này!
3.Khi muốn giải thích những điều không thấy được như thể nó đang ở trước mặt「これ/それ」
Tình huống: Cấp trên đang đứng nói chuyện với 2 người đồng nghiệp
=> Tuy là nhân viên mới vào nhưng đây là người khác biệt nhỉ…
Khi cấp trên đang nói chuyện thì đó là câu chuyện về một nhân viên cấp dưới mới vào công ty. Nhân viên này hiện không có ở đó nhưng họ nói chuyện như thể anh ấy đang có mặt ở đó vậy.
Tuy nhiên cho dù có thay thế 「それが変わり者でね」cho cách sử dụng mập mờ củaこれ trong câu「これが変わり者でね」thì cảm giác câu văn vẫn tự nhiên. Chính vì thế mà hãy nhớ rằng đối với người Nhật thì sẽ có rất nhiều trường hợp không phân biệt rõ ràng giữa「これ」và「それ」
4.Trường hợp nói chuyện sẽ kể ngay bây giờ.
Tình huống: Đang nói chuyện với bạn
=>Hình như C đang quen anh D thì phải.
Bさん:えー!そうなんだ!それじゃ、これは知ってる?Dさんは昔、俳優と付き合ってたらしいよ。
=>Hả! Vậy cậu biết điều này chưa? Hồi xưa anh D hình như nó hẹn hò với diễn viên luôn á.
Đây là câu chuyện về tình yêu đúng không nào. Đối với những chuyện sắp kể thì ta có thể sử dụng「これ」Vì là chuyện sắp nói nằm trong phạm vi biết đến của người kể nên khi truyền đạt lại cho người nghe thì ta sử dụng 「これは知ってる?」chứ không thể nói là「それは知ってる?」Mặt khác, trường hợp tập trung vào chủ đề đó nhưng không phải là chuyện của chính mình biết thì cách nói「あれは知ってる?」cũng tự nhiên. Còn lại những việc sắp nói đến thì có lẽ tốt nhất ta nên sử dụng「これ」hoặc「あれ」
Ngược lại việc A nói rằng「それは初めて聞いた!」là bởi vì đó là câu chuyện mà đối phương kể nên không thể nói là「これは初めて聞いた!」được. Cũng sẽ có trường hợp dùng「あれ」tuy nhiên đây là việc lần đầu tiên nghe đến「(Chuyện C đang quen D) = chuyện nằm trong phạm vi của người nói) nên không thể sử dụng「あれ」được.
Ta sẽ sử dụng nó cho trường hợp khi tập trung nói đến chủ đề đó.
Bさん:えー!そうなんだ!それじゃ、これは知ってる?Dさんは昔、俳優と付き合ってたらしいよ。
=>Hả!Vậy à!thế mày biết điều này chưa? Hồi xưa thằng D hình như nó có hẹn hò với diễn viên luôn á.
=>Việc đó hình như khá khó khăn đó.
Chính vì câu trả lời này là tập trung cho chủ đề「hẹn hò và diễn viên」(=Không liên quan đến người nói) nên ta có thể sử dụng「あれ」
5.Việc đã nói trước đó直前に話していたこと
Tình huống: Đang nói chuyện với bạn
=>Gần đây bạn có đi hát Karaoke không?
Bさん:全然行けてない。お母さんがテスト勉強しなさいとうるさいんだよね。だけど、これっておかしくない?私はいつもテストの順位が1位なんだよ?
=> Hoàn toàn không luôn. Mẹ mình cứ nhắc phải học cho kỳ thi hoài á. Thế nhưng mà chuyện này cậu có thấy lạ không? Không hiểu sao lúc nào điểm thi của mình cũng phải đứng số 1?
「これ」là nội dung mà người nói đã đề cập trước đó. Là việc vì mẹ bắt học nên không thể đi hát Karaoke được. Tuy nhiên điều thú vị ở đây là tương tự như ở phần ④、không chỉ 「これ」mà ta cũng có thể sử dụng「それ」cho trường hợp này. Ta dùng「これ」đối với việc đã nói trước đó và「それ」là tập trung vào chủ đề đang nói đó là việc mẹ bắt học cho kỳ thi