- Học ngành (major) là học những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định.

Những “cạm bẫy” về ngành và chuyên ngành trong tuyển sinh

Đại học cũng là một dạng “làm kinh tế”, để thu hút thí sinh theo học, nhiều trường đã marketing ngành học bằng nhiều chuyên ngành khác nhau, khi ghép tên vào nó bỗng trở thành một cái tên mang xu hướng thời thượng rất “kêu”: Quản trị khởi nghiệp, Quản trị công nghệ và đổi mới sáng tạo, Trí tuệ nhân tạo…

Điều này khiến nhiều học sinh khi chọn ngành, chọn nghề không phân biệt được thế nào là ngành, thế nào là chuyên ngành. Thậm chí có nhiều cái tên rất lạ và mới. Thực chất trong tuyển sinh có khá nhiều “cạm bẫy”, khi các trường đặt tên chuyên ngành. Nếu không thực sự hiểu kỹ và tỉnh táo, học sinh và phụ huynh rất dễ nhầm lẫn trong việc chọn ngành học. Có những chuyên ngành nghe tên rất “kêu” nhưng khi vào học mới biết phần lớn thời gian sinh viên được đào tạo các kiến thức chung về ngành, chỉ đến năm cuối mới được học một vài môn về chuyên ngành. Nó là tình trạng “bình mới rượu cũ”.

Ví dụ như ngành Tiếng Anh báo chí – một cái tên nghe rất “kêu” và theo xu hướng khi có thêm từ báo chí, nhưng khi ra trường sinh viên vẫn sẽ chỉ được cấp bằng Cử nhân Tiếng Anh.

Các chuyên ngành thường chỉ được đào tạo một vài tín chỉ ở năm cuối, nhưng trong tuyển sinh nhiều trường lại nhấn mạnh vào chuyên ngành, nếu không tỉnh táo trong việc chọn ngành học, khi ra trường sinh viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp không giống như mình tưởng lúc ban đầu. Một cái tên đang rất hot trong tuyển sinh những năm gần đây như Trí tuệ nhân tạo, thực chất là một nhánh thuộc ngành Công nghệ thông tin. Người học sẽ được đào tạo về ngành Công nghệ thông tin là chủ yếu và có đi sâu một vài môn về Trí tuệ nhân tạo. Nhiều sinh viên lầm tưởng khi ra trường trên bằng tốt nghiệp sẽ ghi Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo, nhưng trên bằng chỉ ghi là Kỹ sư Công nghệ thông tin.

Đọc đến đây chắc hẳn nhiều người băn khoăn tại sao không đặt từ chuyên ngành lên thành ngành, để đến khi ra trường sinh viên sẽ được ghi trên bằng tốt nghiệp đúng chuyên ngành mà các em được học? Việc đưa thêm ngành học mới vào danh mục đào tạo của trường không phải là điều dễ dàng. Ngành học đã được quy định trong danh mục mã ngành của quốc gia, các trường không thể tự tiện đặt tên ngành. Nếu muốn đưa thêm một ngành mới vào chương trình đào tạo, các trường sẽ phải đáp ứng được điều kiện của Nhà nước về số lượng giảng viên, trình độ, cơ sở vật chất…Bởi vậy, nhiều trường đại học mở thêm chuyên ngành khác nhau trong một ngành học đã có sẵn của trường, vừa thu hút được sinh viên theo học lại không phải lo về việc đáp ứng quy định của Nhà nước.

Theo quy định, có Ngành Tiếng Anh chứ không có Ngành Tiếng Anh báo chí, có Ngành Marketing chứ không có Ngành Marketing quốc tế, có Ngành Quản trị kinh doanh chứ không có Ngành Quản trị kinh doanh bất động sản…

Đề tránh sự nhầm lẫn về Ngành và Chuyên ngành khi đăng ký theo học, phụ huynh và thí sinh cần tra mã ngành trong danh mục ngành của quốc gia, từ đó biết được mình theo học ngành nào, bằng cử nhân ghi tên ngành nào để có sự lựa chọn đúng đắn.

Để giải quyết nỗi băn khoăn của học sinh, phụ huynh trước ma trận 20 phương thức tuyển sinh, HOCMAI đã triển khai Dịch vụ tư vấn hướng nghiệp nhằm giúp các em lựa chọn được ngành nghề, trường ĐH phù hợp nhất với bản thân.

Chương trình tư vấn ứng dụng bài trắc nghiệm tính cách nổi tiếng thế giới MBTI với sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp sẽ giúp thí sinh, phụ huynh chọn được ngành nghề, trường ĐH cũng như phương thức tuyển sinh phù hợp nhất với năng lực, sở thích, tính cách cũng như điều kiện kinh tế. Quý phụ huynh, học sinh đăng ký dịch vụ để được trải nghiệm dịch vụ tư vấn hàng đầu TẠI ĐÂY

Một số từ vựng về các loại chuyên ngành:

- information technology major (chuyên ngành công nghệ thông tin)

- english language major (chuyên ngành ngôn ngữ Anh)

- engineering mechanics major (chuyên ngành cơ khí)

- mechatronics major (chuyên ngành cơ điện tử)

- translation and interpretation major (chuyên ngành biên phiên dịch viên)

Tiếng Anh trong các hệ đào tạo chuyên nghiệp từ cao đẳng trở lên không còn đơn thuần là dạy ngôn ngữ Anh. Các chương trình học này sẽ thường xây dựng thêm các chuyên ngành đi kèm. Vậy chuyên ngành tiếng Anh là gì? Ngôn ngữ Anh tại Việt Nam hiện nay có những chuyên ngành nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Chuyên ngành tiếng Anh là những nhóm bộ môn đào tạo ứng dụng tiếng Anh vào một lĩnh vực cụ thể trong thị trường lao động xã hội. Nói một cách dễ hiểu hơn, trong một chuyên ngành, sinh viên sẽ học các kiến thức và kỹ năng để làm việc trong một lĩnh vực với vốn ngôn ngữ đã được đào tạo.

Hiện nay, chuyên ngành tiếng Anh là một phần không thể thiếu trong đào tạo ngôn ngữ tại Việt Nam. Mục đích của chương trình học chuyên ngành là định hướng cho sinh viên công việc tương lai trong xã hội. Sinh viên có thể từ đó để xây dựng nền tảng sự nghiệp hoặc trang bị kiến thức để phát triển ở các lĩnh vực khác.

Các chuyên ngành tiếng Anh đang được giảng dạy hiện nay

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, vậy nên, các chuyên ngành ứng dụng của nó cũng rất đa dạng. Sau khi đã hiểu chuyên ngành tiếng Anh là gì, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết hơn những “gương mặt tiêu biểu” nhất của ngành ngôn ngữ Anh dưới đây,

Biên - Phiên dịch tiếng Anh là chuyên ngành phổ biến nhất hiện nay khi được đa số sinh viên theo đuổi. Với chuyên ngành Biên - Phiên dịch, sinh viên hệ đại học sẽ nổi bật hơn sinh viên cao đẳng ngôn ngữ Anh khi các bạn có thời gian học lâu hơn, chuyên môn hàn lâm hơn. Tuy nhiên, nói vậy không đồng nghĩa với việc học cao đẳng không thể làm biên phiên dịch. Các bạn vẫn có thể làm được nhưng sẽ cần bổ sung thêm thời gian học tập và nghiên cứu để đạt chuyên môn về ngôn ngữ sâu rộng, còn kỹ năng làm việc thì 2 hệ đều tương đương nhau.

Trước đây, tiếng Anh kinh tế là chuyên ngành được biết đến nhiều hơn. Nhưng với sự chuyển đổi của đất nước và thế giới, chuyên ngành tiếng Anh thương mại đang dần thay thế vị trí đó. Lĩnh vực thương mại đào trọng trong ngành ngôn ngữ sẽ bao gồm các kiến thức và kỹ năng tổng quan nhất về tư duy kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu và đàm phán kinh doanh. Mục đích của chuyên ngành chính là mang lại sự ứng dụng ngôn ngữ tối ưu nhất vào lĩnh vực.

Sư phạm tiếng Anh là chuyên ngành “lão làng” tương tự Biên - Phiên dịch. Chương trình học này cũng được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi giáo dục tiếng Anh phát triển quá đại trà, từ đó dẫn đến sinh viên cũng không quá mặn mà với tiếng Anh lĩnh vực giáo dục.

Tương tự như tiếng Anh thương mại, chuyên ngành du lịch - lữ hành trong ngôn ngữ Anh cũng rất được lòng các bạn trẻ năng động, nhiệt huyết và ưa thích khám phá. So với tất cả các chuyên ngành tiếng Anh khác, du lịch - lữ hành được học kỹ năng và thực hành nhiều hơn cả. Với xu hướng hội nhập của thế giới, tiếng Anh du lịch - lữ hành cũng là một ngành rất tiềm năng trong tương lai.

Các chuyên ngành tiếng Anh khác

Bên cạnh các chuyên ngành chính đã được điểm danh, có rất nhiều trường có chuyên ngành độc đáo như tiếng Anh cơ khí, tiếng Anh vận hành hay tiếng Anh vận tải - ô tô. Một nhóm chuyên ngành nữa đó là các chuyên ngành song ngữ được nhiều trường cao đẳng đẩy mạnh như Anh - Hàn, Anh - Nhật, Anh - Trung,...

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về chuyên ngành tiếng Anh là gì cũng như các chuyên ngành của ngôn ngữ Anh. Mong rằng bài viết đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi FTC để cập nhật các tin tức hấp dẫn và thực tế nhất về các chuyên ngành nhé!