Đến thời điểm này, chúng tôi hy vọng bạn có thể phân biệt được sự khác biệt giữa mã hóa và lập trình và những gì mà cả hai giải quyết. Bây giờ, chúng ta hãy xem cách cả hai có thể phối hợp chặt chẽ với nhau để đạt được nhiều điều.
Sự khác biệt giữa lập trình và code là gì?
Chúng ta sẽ phân biệt lập trình và code qua 4 yếu tố chính sau để bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa chúng:
Code liên quan đến việc viết mã bằng một ngôn ngữ được hiểu bởi cả máy móc và con người. Mục đích chính của code là cung cấp thông tin liên lạc giữa hai bên (con người và máy tính).
Lập trình liên quan đến việc tạo một phác thảo và cấu trúc cho code tuân theo các tiêu chuẩn nhất định, trước khi bắt tay vào viết code. Nhìn chung, đây là quá trình định dạng trước các nhiệm vụ mà code cần thực hiện.
Khi nói đến coder, một trong những công cụ quan trọng nhất của bạn sẽ là trình soạn thảo văn bản (như Notepad hoặc các phần mềm phức tạp, đa dạng tính năng hơn như Arduino IDE, Visual Studio Code, Sublime, Atom hoặc Vim).
Mặt khác, với lập trình, bạn sẽ cần một số công cụ bổ sung cho những công việc khác. Là một lập trình viên, bạn sẽ phải, lập kế hoạch, suy nghĩ về thiết kế, đánh giá,…
Để thực hiện các tác vụ này, bạn sẽ sử dụng các công cụ như trình chỉnh sửa code nâng cao hơn, các công cụ phân tích, trình gỡ lỗi, khung mô hình, trình lắp ráp, thuật toán mô hình hóa và hơn thế nữa.
Với tư cách là lập trình viên, bạn cần có nhiều kinh nghiệm sử dụng các công cụ này và tiếp xúc nhiều hơn với các quy trình mà nhà phát triển sử dụng, để xây dựng ứng dụng và các sản phẩm khác.
Yêu cầu tối thiểu của coder là cần có kiến thức tốt về một ngôn ngữ lập trình và cú pháp của nó. Khi bạn biết cách viết code bằng một ngôn ngữ, việc học những ngôn ngữ khác sẽ dễ dàng hơn. Và một lần nữa, mục đích chính của bạn là viết code là để cho máy biết phải làm gì.
Mặt khác, các lập trình viên (programmers) cần nhiều kiến thức hơn để đi lâu dài trên con đường sự nghiệp này. Bạn cần biết cách tạo và làm việc với các thuật toán, cách thiết kế trang web, cách gỡ lỗi và kiểm tra chương trình, cách quản lý các dự án và tất nhiên là cách làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình.
Kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và phân tích cũng rất cần thiết khi bạn muốn phát triển các hệ thống phức tạp.
Là một coder, kết quả của bạn thường là một giải pháp đơn giản, sau khi biên dịch, sẽ đưa ra thành công đầu ra mong muốn của bạn. Một ví dụ điển hình là ví dụ mà chúng tôi đã đưa ra trước đó – phần mềm chuyển đổi PDF thành tệp âm thanh.
Mặt khác, một lập trình viên (programmer) sẽ làm việc để cung cấp toàn bộ ứng dụng hoặc phần mềm hoạt động cho người dùng. Họ cũng chịu trách nhiệm theo dõi và duy trì những gì họ xây dựng để đảm bảo nó hoạt động trơn tru mà không gặp bất kỳ trục trặc nào.
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa lập trình (program) và code là gì, cùng xem qua bảng so sánh sau:
Lập trình C# - Bàn về phong cách lập trình
Mặc dù phong cách lập trình là không hoàn toàn bắt buộc, tuy nhiên có thể coi nó là một sự liên hệ chặt chẽ và tất yếu đối với công việc lập trình. Vì lẽ đó mà các trường khi dạy lập trình cũng có nhắc đến điều này trong quá trình dạy, tuy nhiên thường rất hạn chế.
Việc áp dụng phong cách lập trình sẽ thể hiện trình độ của lập trình viên, một mã nguồn có phong cách lập trình tốt luôn được đánh giá cao hơn một mã nguồn không tuân theo phong cách lập trình, cho dù trình độ giữa hai người viết là tương đương nhau. Vì thế các lập trình viên có ít nhiều kinh nghiệm đều có một phong cách lập trình khá hoàn thiện.
Phong cách lập trình còn phụ thuộc vào IDE (Integrated Development Environment) mà lập trình viên sử dụng. Các IDE cung cấp sẵn phong cách định dạng mã nguồn cho ngôn ngữ mà chúng hỗ trợ một cách tự động. Chẳng hạn như cách đóng mở ngoặc cặp ngoặc “{}”, cách thêm khoảng trắng giữa các biến, toán tử…
Hiện nay, phần lớn các chuẩn mực về phong cách lập trình thường được nhà phát triển ngôn ngữ lập trình định rõ và bạn được khuyến cáo nên tuân theo đầy đủ, cơ bản như cách đặt tên lớp, đặt tên phương thức, các từ khóa. Bạn có thể thấy rằng các từ khóa trong VB.NET đa số là dạng viết hoa (capitalize) chữ cái đầu, trong khi C# là viết thường, cách đặt tên phương thức trong Java so với VB.NET và C# cũng khác nhau.
Dưới đây là một trong số những phong cách lập trình C#, từ đó bạn cũng có thể tìm thấy sự tương đồng và áp dụng cho các loại ngôn ngữ lập trình khác, đặc biệt là các ngôn ngữ “họ hàng” của C# như Java, C++…
Một solution trong C# có thể bao gồm nhiều dự án (project), các project có cùng thư mục cha và mỗi project phải có một thư mục riêng. Trong cùng một dự án, bạn có thể tạo thêm một vài thư mục con tương ứng với mỗi namespace nếu cần thiết.
Một project gồm nhiều tập tin, thường mỗi tập tin là một lớp, tuy nhiên trong C# một lớp có thể bao gồm nhiều tập tin như lớp Form. Mỗi tập tin bạn chỉ nên chứa một lớp và giữ giữ cho số dòng không nên quá dài, trường hợp các lớp hoặc cấu trúc nhỏ bạn có thể ghi chung vào một tập tin, giữa những lớp này nên có một sự tương đồng nào đó. Ví dụ bạn tạo một namespace Shape bao gồm các lớp hình vuông, tròn, tam giác thì các lớp này có thể đặt trong cùng một tập tin.
Các lớp mà bạn ra phải có chức năng rõ ràng, không nên phân chia ra các phương thức tương tự ra nhiều lớp khác nhau. Phạm vi của các phương thức và thuộc tính cần xác định chính xác là public, internal hay private. Theo nguyên tắc OOP, lớp mã nguồn của bạn càng có tính độc lập càng tốt, hạn chế mọi sự truy xuất các biến toàn cục có thể bằng cách viết dưới dạng phương thức hoặc Properties, nếu không việc kiểm soát giá trị biến sẽ rất khó khăn, khó sửa lỗi và làm mất đi tính độc lập của chương trình.
Khác với truyền thống, lập trình viên thường sử dụng cặp /* */ để chú thích cho một đoạn code dài có nhiều dòng. Kiểu chú thích này được sử dụng trong Eclipse, nó có thể rất tiện lợi nhưng khi muốn bỏ comment một số dòng ở giữa bạn phải gõ lại cặp đóng mở tại vị trí đó. Hơn nữa chú thích dạng này không phân biệt rõ ràng được đoạn comment với những đoạn khác. Vì thể sau này, các lập trình viên sửa đổi lại ách chú thích này như sau:
Cách chú thích này tương đối rõ ràng hơn cách cũ, tuy nhiên với C#, trong hầu hết trường hợp, bạn nên sử dụng // để chú thích.
Ngoài ra bạn cũng nên tuân theo các quy tắc sau:
– Việc thụt đầu dòng của đoạn chú thích phải tương ứng với phần code mà nó chú thích bên dưới.
– Các dòng chú thích không nên quá dài, vượt quá phạm vi hiển thị của trình soạn thảo, hãy xuống dòng sau các dấu câu.
– Không nên chú thích quá dài dòng hoặc những đoạn không cần thiết, bản thân mã nguồn đã tự nói về công dụng của nó.
– Không nên thêm dòng trống khi không cần thiết, chỉ nên có quá một dòng trống phân cách giữa hai phần.
Có những tiêu chuẩn về phong cách lập trình riêng của từng ngôn ngữ, đôi khi sự tương đồng khá rõ nét vì không có sự khác biệt đáng kể. Phong cách lập trình ngoài mục đích giúp mã nguồn thêm trong sáng, rõ ràng còn để giúp phát huy tính chất làm việc tập thể dựa vào sự nhất quán theo một khuôn mẫu được quy ước. Vì thế không cần phải gò bó trong một lối viết nào đó, mỗi tập thể có thể linh hoạt tự quy ước cho mình một phong cách lập trình trên một mức độ nào đó.
Vậy là chúng ta đã biết được phong cách lập trình C# thông qua bài viết này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm và làm chủ ngôn ngữ C#, hãy tham gia khóa học lập trình C# tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.
Khóa học lập trình C# của Stanford sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo các công cụ lập trình như: Microsoft Visual Studio, Microsoft Visual SourceSafe, Microsoft Sql Server. Hướng dẫn học viên cách phát triển 1 ứng dụng windows hoàn chỉnh, dùng ngôn ngữ lập trình C# và .NET Framework .
Kết thúc khóa học bạn sẽ sử dụng thành thạo các công cụ lập trình cũng như kiến thức về phát triển phần mềm, vận dụng được ADO.NET trong việc truy xuất dữ liệu. Tạo ra các báo biểu (report), giúp đỡ, in ấn, đóng gói ứng dụng và xây dựng ứng dụng quản lý trên môi trường windows …
Ngoài việc các bạn được học những kiến thức mới, chuyên sâu về lập trình C#.NET, trong lớp học sẽ được chuyên gia hướng dẫn xây dựng và phát triển một dự án thực tế từ việc khảo sát, phân tích yêu cầu đến thiết kế cơ sở dữ liệu cũng như hiện thực hóa các chức năng bằng việc viết code.
Tại Stanford, các khóa học kinh nghiệm lập trình được khai giảng liên tục trong tháng như khóa học lập trình Java, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình C#, các khóa học về lập trình web…Chi tiết các khóa khai giảng xem tại đây.
Ngoài ra, khi đến Stanford bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt mà không ở đâu có được đó là:
- Cơ sở vật chất khang trang, hiện tại. Phòng học được bố trí theo kiểu phòng họp làm việc nhóm để tăng tính tương tác giữa chuyên gia và học viên
- Học và làm việc trong môi trường thực tế
- Học viên được join các dự án phần mềm đang phát triển tại Stanford
- Mỗi lớp chỉ từ 5 -12 người để đảm bảo chuyên gia có thể dạy và hỗ trợ học viên tốt nhất
- Được trang bị đầy đủ tài liệu mang thương hiệu Stanford, từ slide bài giảng, video bài giảng của chuyên gia giúp bạn tiện ôn tập lại, sourcode demo, bài tập…
- Giới thiệu việc làm khi hoàn thành khóa học
Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford.
Nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 – 024 6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết.
Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức)
Code là gì? Sự khác biệt giữa lập trình và code là gì? Đó là câu hỏi mà chúng tôi thường gặp ở nhiều lập trình viên mới bắt đầu làm quen với lập trình code. Để trả lời cho câu hỏi trên cũng như cho người đọc cái nhìn toàn cảnh hơn về code cũng như lập trình, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới.
Code, theo nghĩa chung, là ngôn ngữ để máy tính đọc hiểu. Máy tính không hiểu ngôn ngữ của con người chúng ta.
Như vậy, ngôn ngữ của con người phải được chuyển đổi thành một tập hợp các “từ” mà máy tính có thể hiểu được. Đi từ nhỏ đến lớn thì ta sẽ có:
Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe mọi người nói “Tôi là một lập trình viên”. Nhiều người nghĩ rằng lập trình là phiên dịch tiếng Việt của “code”, nhưng thực ra chúng có những điểm khác nhau.
Lập trình là quá trình viết ra các hướng dẫn, giúp cho máy tính biết cách thực hiện một tác vụ cụ thể được giao. Bạn thực hiện việc này bằng các ngôn ngữ lập trình như Python, Java, C+…
Để dễ hiểu hơn về lập trình, hãy lấy ví dụ về chiếc điều khiển từ xa TV của bạn, nó sẽ đợi bạn hướng dẫn bằng cách nhấn các nút khác nhau, sau đó yêu cầu TV thực hiện một tác vụ cụ thể (như thay đổi kênh, tăng âm lượng, và như thế). Đây cũng giống như cách mà các lập trình viên có thể hướng dẫn máy tính làm nhiều việc khác nhau.
Với lập trình, bạn hầu như có thể làm bất cứ điều gì – chẳng hạn như lập trình robot để giúp việc nhà, hoặc thậm chí lập trình xe hơi tự lái như Tesla.
Để một lập trình viên có thể xây dựng một chương trình thực hiện ý tưởng, họ cần thực hiện các bước sau:
Vì vậy, như bạn có thể thấy, chúng ta có thể nói rằng lập trình không chỉ liên quan đến việc viết mã. Trên thực tế, nó cũng liên quan đến việc sử dụng các cấu trúc dữ liệu và thuật toán.
Nói ngắn gọn, “lập trình viên” giải quyết bức tranh toàn cảnh hơn về việc tạo và phát triển các hệ thống phức tạp, chứ không chỉ đơn thuần là viết code.