Lợi nhuận thuần là một chỉ số tài chính quan trọng, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là gì và công thức tính toán như thế nào? Lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế có phải là một hay không? Hãy cùng Base.vn tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tỷ suất lợi nhuận thuần là gì? Khái niệm và công thức tính (Có ví dụ minh hoạ)
Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net Profit Margin Ratio) là một chỉ số quan trọng dùng để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận thuần sau khi trừ đi tất cả các chi phí, bao gồm cả thuế.
Mọi doanh nghiệp đều mong muốn tỷ suất lợi nhuận thuần càng cao càng tốt, tối thiểu là đạt giá trị dương, để đảm bảo rằng tổng doanh thu luôn lớn hơn tổng chi phí (Thu – Chi > 0). Tỷ suất lợi nhuận thuần cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng kiểm soát chi phí hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận từ doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận thuần thường được đo bằng chỉ số ROS (Return on Sales). Chỉ số này phân tích tỷ lệ phần trăm doanh thu được chuyển đổi thành lợi nhuận thuần.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần (ROS):
ROS = (LỢI NHUẬN SAU THUẾ / DOANH THU THUẦN) x 100% (đơn vị: %)
Lợi nhuận sau thuế (Net Profit After Tax):
Ví dụ thực tế về cách tính lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận thuần:
Chúng ta có thể áp dụng những công thức trên để tính lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận thuần từ các số liệu trong báo cáo tài chính của công ty giả định dưới đây:
Theo báo cáo, lợi nhuận thuần và doanh thu thuần của công ty trong năm 2020 lần lượt là 486.000.000 đồng và 4.955.000.000 đồng.
Từ đó, chúng ta có thể tính tỷ suất lợi nhuận thuần như sau:
Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần (10) / Doanh thu thuần (3) = 486 / 4955 x 100% = 9,8%
Điều này có nghĩa là với mỗi 100 đồng doanh thu thuần, công ty thu được 9,8 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Làm Cách nào để Cải thiện Khả năng Tư duy của bạn?
Để cải thiện khả năng tư duy của mình, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
Có một số cách bạn có thể cải thiện kỹ năng tư duy tổng thể của mình. Một số cách này bao gồm:
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng có phải là một không?
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng đều là những chỉ số lợi nhuận quan trọng trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hai chỉ số này có nhiều điểm khác biệt về khái niệm và ý nghĩa:
Lợi nhuận thuần là gì? Ý nghĩa của lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần (tiếng Anh là Net Profit) là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản chi từ doanh thu. Chỉ số này dùng để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể.
Lợi nhuận thuần phản ánh khả năng quản lý chi phí và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể biết tình hình kinh doanh đang lãi hay lỗ, phát hiện những vấn đề cần khắc phục và lập kế hoạch chiến lược dài hạn. Nếu lợi nhuận cao, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các hoạt động tài chính mới và cải thiện phúc lợi cho nhân viên.
Ngoài ra, lợi nhuận thuần còn giúp cổ đông và nhà đầu tư đánh giá khách quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để họ có những hành động phù hợp. Nếu công ty không đạt đủ lợi nhuận thuần, giá trị cổ phần có thể giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến cổ đông. Đối với nhà đầu tư, chỉ số này giúp họ dự đoán giá trị doanh nghiệp tạo ra và xác định số tiền họ cần chi cho cổ phiếu hoặc góp vốn vào doanh nghiệp.
Đọc thêm: Lợi nhuận là gì? Định nghĩa, phân loại, cách tính và các chiến lược tối ưu
Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp
Vì cùng là “lợi nhuận” nên hai khái niệm lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp thường bị nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là những điểm khác biệt chính của hai chỉ số này:
Như vậy, lợi nhuận gộp là vòng lợi nhuận đầu tiên được tính đến sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán. So với lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần bao hàm cả doanh thu từ hoạt động tài chính và các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Lợi nhuận gộp giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp từ khâu tiêu thụ sản phẩm đến giá trị vốn của hàng bán, mà chưa tính đến các yếu tố gián tiếp. Trái lại, lợi nhuận thuần được tính trên cả các yếu tố gián tiếp, từ đó cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Khi hai doanh nghiệp có lợi nhuận gộp tương đồng, bên nào kiểm soát tốt các chi phí gián tiếp sẽ có lợi nhuận thuần cao hơn và tình hình tài chính tốt hơn.
Giả sử công ty ABC có các thông tin tài chính trong năm 2023 như sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán = 1.000.000.000 – 200.000.000 = 800.000.000 VNĐ
Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý + Chi phí tài chính) = 1.000.000.000 – (200.000.000 + 100.000.000 + 50.000.000 + 20.000.000) = 630.000.000 VNĐ
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần – Thuế TNDN = 630.000.000 – 30.000.000 = 600.00.000 VNĐ
Thông qua ví dụ này, chúng ta có thể thấy mỗi chỉ số lợi nhuận được tính toán và sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động và tài chính của doanh nghiệp từ các góc nhìn khác nhau.
Cách tính lợi nhuận thuần (Có ví dụ minh hoạ)
Để tính lợi nhuận thuần, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ các chỉ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp mình như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, và chi phí tài chính. Sau đó, hãy áp dụng công thức tính lợi nhuận thuần dưới đây:
LỢI NHUẬN THUẦN = DOANH THU THUẦN – (GIÁ VỐN HÀNG BÁN + CHI PHÍ TÀI CHÍNH + CHI PHÍ BÁN HÀNG + CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP)
Công thức trên còn có thể rút gọn như sau:
LỢI NHUẬN THUẦN = LỢI NHUẬN GỘP + DOANH THU THUẦN – TỔNG CHI PHÍ
Các chiến lược giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận thuần
Một nguyên tắc cơ bản để đạt lợi nhuận là doanh thu phải lớn hơn chi phí, tức là “Thu – Chi > 0”. Để đảm bảo nguyên tắc này, trước hết doanh nghiệp cần quản lý nguồn chi và nguồn thu dựa trên ước lượng và dự đoán; tiếp theo là phân tích đầy đủ để hiểu rõ nguồn thu; từ đó có thể cắt giảm các chi phí không cần thiết.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm soát công nợ, thiết lập chính sách xử lý nợ một cách nghiêm túc để tránh rủi ro tăng chi phí do lãi vay và mất khả năng thanh toán nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến quản lý hàng hóa và quản lý kho để có thể tối ưu hóa khả năng xoay vòng vốn và đảm bảo rằng tồn kho không khiến vốn bị ứ đọng.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể cho việc thu hồi nợ và thanh toán nợ; lập kế hoạch tài chính rõ ràng để kiểm soát dòng tiền và đảm bảo hoạt động tài chính luôn ổn định.
Kế hoạch tài chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tài chính. Quá trình này bao gồm dự báo doanh thu, chi phí và các yếu tố khác dựa trên các báo cáo tài chính trong quá khứ, từ đó tạo ra các báo cáo tài chính dự kiến để đáp ứng các mục tiêu và ưu tiên cụ thể của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Phân tích báo cáo tài chính: Hướng dẫn cách làm và các lưu ý quan trọng
Doanh nghiệp có thể đánh giá và cắt giảm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp để tăng hiệu quả kinh doanh. Từ đó chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận cao hơn. Dưới đây là hai loại chi phí chính mà doanh nghiệp có thể xem xét:
Việc đánh giá và cắt giảm hợp lý các chi phí này sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng sinh lời.
Loại bỏ các sản phẩm hoặc dịch vụ không bán chạy giúp giảm chi phí sản xuất và cho phép đội ngũ sản xuất tập trung vào các sản phẩm có lợi nhuận cao hơn. Điều này cũng giảm chi phí lưu trữ kho và tối ưu hóa không gian, giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào phát triển sản phẩm mới và chiến lược tiếp thị, từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp giúp kiểm soát chi phí chặt chẽ và chính xác, từ đó xác định và loại bỏ các khoản chi không cần thiết. Bên cạnh đó, các phần mềm quản lý sản xuất và kinh doanh giúp cải thiện quy trình và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, từ đó tối đa hóa lợi nhuận thuần.
Lợi nhuận thuần cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về mức độ sinh lời sau khi trừ đi tất cả các chi phí. Để tối ưu hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần quản lý toàn diện các khía cạnh của tình hình tài chính và kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo sự thay đổi của thị trường mục tiêu.