Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật, sự điều chỉnh của pháp luật tác động tới. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là toàn bộ các quan hệ xã hội, được pháp luật điều chỉnh.

- Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động

Điều 1 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động”.

Điều 2 về đối tượng áp dụng, Bộ luật này quy định như sau: “1- Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động. 2- Người sử dụng lao động. 3- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 4- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”.

Như vậy đối tượng điều chỉnh của ngành luật lao động là mối quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng, thuê có trả công cho người lao động và các quan hệ khác có liên quan chặt chẽ hoặc phát sinh từ quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động và các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động phát sinh trong quá trình sử dụng lao động.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

- Các quan hệ lao động không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động

Xuất phát từ nguyên nhân do mục đích sử dụng lao động khác nhau, đặc điểm, tính chất nên có những quan hệ lao động không thuộc đối tượng điều chỉnh của bộ luật lao động, đó là:

(i) Quan hệ giữa cán bộ, công chức, viên chức với cơ quan nhà nước:

Trong quan hệ xã hội giữa cán bộ, công chức với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được nhà nước trao một phần quyền lực nhà nước và họ được thừa hành một phần quyền lực đó. Công việc của cán bộ, công chức mang tính chất quản lý, do đó, quan hệ lao động của họ với cơ quan Nhà nước là một loại quan hệ quản lý, do ngành luật hành chính điều chỉnh. Quan hệ giữa viên chức với đơn vị sử dụng công lập có nhiều điểm tương đồng với quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động nhưng đây cũng là đối tượng điều chỉnh của pháp luật hành chính.

(ii) Quan hệ giữa các thành viên hợp tác xã với hợp tác xã:

Trong quan hệ xã hội giữa thành viên hợp tác xã với hợp tác xã, do hợp tác xã được tạo lập bởi sự tự nguyện đóng góp tài sản và công sức của các thành viên hợp tác xã cho nên thành viên hợp tác xã vừa là người lao động vừa là đồng chủ sở hữu hợp tác xã. Trong cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, thành viên hợp tác xã là thành viên của đại hội thành viên – cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, vậy nên quan hệ lao động giữa thành viên hợp tác xã với hợp tác xã còn có tính chất của quan hệ quản lý. Ở đây, quan hệ lao động, quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ quản lý hợp thành một loại quan hệ xã hội thống nhất với tính chất, đặc điểm riêng và do pháp luật về hợp tác xã bao gồm cả điều lệ của hợp tác xã điều chỉnh.

(iii) Quan hệ khoán việc dân sự;

(iv) Lao động tự do không có hợp đồng lao động.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: [email protected].

quyền lợi của người lao động được hưởng khi tham gia vào quan hệ lao động là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về 07 quyền lợi của người lao động được hưởng như sau:

1. Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

2. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

3. Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

4. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

5. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nhà nước đã có những chính sách nào đối với lĩnh vực lao động?

Căn cứ tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau

Như vậy, mối quan hệ lao động luôn được nhà nước quan tâm bảo vệ, tạo môi trường công bằng lành mạnh cho các bên cũng như có các chính sách hỗ trợ sự ổn định, phát triển cho mối quan hệ này.

A. Thỏa thuận, mệnh lệnh, thông qua các tổ chức đại diện hợp pháp.

Bộ luật lao động năm 2019 có nhiều thay đổi so với bộ luật lao động năm 2012 và các bộ luật thời trước. Một trong những thay đổi đó là phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh xin trình bày nội dung mới của Bộ luật lao động năm 2019 về phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh.

- Bộ luật Lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2006

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.( Khoản 5, Điều 3 Bộ Luật Lao động năm 2019).

Chưa có khái niệm cụ thể nào về Luật lao động, tuy nhiên dựa trên khái niệm quan hệ lao động, ta có thể hiểu Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể cácquy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động; những quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Đối tượng điều chỉnh của luật lao động là ai?

Căn cứ theo Điều 1 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của Luật lao động bao gồm hai nhóm quan hệ xã hội:

- Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động (phát sinh trong quá trình sử dụng lao động).

Đối tượng điều chỉnh của luật lao động là ai?