Chế độ tử tuất là quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp một phần thu nhập cho thân nhân của những người tham gia BHXH khi họ qua đời. Vậy chế độ tử tuất là gì? điều kiện và quyền lợi của người tham gia... Tất cả sẽ được eBH chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Trợ cấp mai táng BHXH bắt buộc
Các nội dung về trợ cấp mai táng được quy định tại Điều 66, Luật Bảo hiểm xã hội ban hành 20/11/2014 , cụ thể như sau:
Những người thuộc các trường hợp sau đây sau khi qua đời sẽ được hưởng khoản trợ cấp mai táng:
Người đang tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam đang trong quá trình đóng Bảo hiểm hoặc bảo lưu BHXH và đã có thời gian tham gia tối thiểu là 12 tháng.
Người lao động qua đời vì tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp hoặc trong quá trình điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định thì qua đời.
Người đang hưởng lương hưu của chế độ hưu trí hoặc đang nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp mai táng BHXH tự nguyện
Chế độ trợ cấp mai táng có nội dung về đối tượng, điều kiện và mức hưởng quy định tại Điều 80 của Luật BHXH năm 2014.
Người tham gia BHXH tự nguyện và thuộc các trường hợp sau khi qua đời được tính trợ cấp mai táng:
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng trên qua đời thì thân nhân của họ sẽ được hưởng tiền trợ cấp mai táng.
Mức trợ cấp hàng tháng trong trường hợp đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bằng 10 lần mức lương cơ sở tính tại thời điểm qua đời. Mức lương cơ sở phải căn cứ vào quy định hiện hành.
Chế độ tử tuất BHXH bắt buộc và tự nguyện
Chế độ tử tuất khi người qua đời có tham gia cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện sẽ căn cứ vào Điều 12, Mục 3 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 8, Mục 2 của Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Theo quy định, cả hai trường hợp tham gia BHXH tự nguyện và bắt buộc đều được hưởng trợ cấp mai táng, cụ thể như sau:
Người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện khi qua đời được trợ cấp mai táng nếu:
Thời gian tham gia BHXH bắt buộc ít nhất là 20 tháng. Tổng thời gian tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện ít nhất 60 tháng.
Qua đời do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc qua đời trong khi đang điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động hoặc trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
Tòa án nhân dân tuyên bố và xác thực là đã chết.
Trợ cấp mai táng là mục đích để hỗ trợ một phần chi phí cho việc tổ chức tang lễ. Vì vậy, người tổ chức mai táng là đối tượng hưởng khoản trợ cấp này.
Mức trợ cấp cho chi phí mai táng tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm người tham gia BHXH qua đời. Lương cơ sở theo quy định hiện hành của Luật BHXH.
Trợ cấp tử tuất hàng tháng BHXH bắt buộc
Hàng tháng thân nhân của người đủ điều kiện hưởng chế độ tử tuất sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp tuất hàng tháng. Đây là mức hỗ trợ sẽ được tính theo tháng kể từ thời điểm người tham gia BHXH qua đời
Những đối tượng thuộc Khoản 1, Khoản 3 của Điều 66, Luật BHXH 2014 và đáp ứng các điều kiện sau thì được hưởng CĐTT theo hình thức trợ cấp tuất hàng tháng:
Thời gian tham gia BHXH bắt buộc tối thiểu 15 năm và chưa từng hưởng BHXH một lần.
Người đang hưởng lương hưu của chế độ hưu trí.
Người qua đời vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tối thiểu 61%.
Những đối tượng thuộc 1 trong các trường hợp trên qua đời thì thân nhân của họ được hưởng CĐTT bằng hình thức trợ cấp tuất hàng tháng:
Con chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 18 tuổi nhưng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bị hạn chế trong lao động. Con được sinh ra vào thời điểm bố chết, mẹ mới sinh.
Trường hợp thân thân là vợ/chồng: vợ đủ 55 tuổi trở lên, chồng đủ 60 tuổi trở lên hoặc vợ/chồng dưới độ tuổi này nhưng bị suy giảm khả năng lao động ít nhất là 81%.
Cha/mẹ đẻ, cha/mẹ đẻ của chồng hoặc vợ và đủ 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ mà người tham gia BHXH đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì qua đời.
Cha/mẹ đẻ, cha/mẹ đẻ của chồng hoặc vợ, dưới 60 tuổi với nam, dưới 55 tuổi với nữ và bị suy giảm khả năng lao động ít nhất 81%. Đồng thời, người tham gia BHXH đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng họ thì qua đời thì họ được hưởng chế độ tử tuất hưởng theo tháng.
Lưu ý thân nhân thuộc trường hợp vợ/chồng, cha/mẹ, cha/mẹ của chồng hoặc vợ phải có mức thu nhập thấp hơn lương cơ sở tại thời điểm người tham gia BHXH qua đời thì mới được hưởng chế độ tử tuất bằng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp này tách biệt với trợ cấp cho người có công với cách mạng.
Trường hợp thông thường, mức trợ cấp hàng tháng tính bằng 50% mức lương cơ sở của thời điểm người tham gia BHXH qua đời. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức hưởng là 70%.
Trợ cấp tuất 1 lần là khoản tiền trợ cấp thực hiện rút duy nhất một lần cho thân nhân của người tham gia BHXH qua đời.
Các đối tượng thuộc Khoản 1, Khoản 3, Điều 66 của Luật BHXH 2014 mà qua đời và nằm trong các trường hợp sau thì được hưởng trợ cấp tuất một lần:
Người qua đời không thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng (không thuộc Khoản 1, Điều 67 của Luật BHXH năm 2014).
Người qua đời thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân để hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng trợ cấp một lần và thực hiện theo Luật thừa kế.
Ngoại trừ trường hợp thân nhân là con dưới 6 tuổi, hoặc bị suy giảm khả năng lao động ít nhất là 81% thì thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nếu có mong muốn hưởng trợ cấp một lần thì sẽ được hưởng.
Đối với người đang tham gia BHXH, mức hưởng trợ cấp một lần được căn cứ theo số năm đóng BHXH trước khi qua đời
Mức hưởng trợ cấp tử tuất một lần
Mức trợ cấp sẽ tính bằng tổng hai giai đoạn trên nếu người tham gia trước năm 2014 có đóng BHXH. Trong đó, mức thấp nhất tính bằng 3 lần mức lương bình quân đóng BHXH.
Đối với người đang hưởng lương hưu, mức trợ cấp một lần căn cứ vào thời gian đã hưởng lương hưu:
Nếu 2 tháng đầu tiên hưởng lương hưu mà người hưởng qua đời thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 48 lần mức lương hưu đang hưởng.
Nếu sau 2 tháng đầu mà người hưởng lương hưu qua đời thì cứ hưởng thêm 1 tháng hưu thì mức trợ cấp một lần giảm đi 0.5 lần tháng lương hưu. Mức hưởng thấp nhất không được dưới 3 tháng lương hưu.
Chế độ trợ cấp tuất một lần
Trợ cấp một lần trong trường hợp tham gia cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được căn cứ vào Khoản 5, 6 của Điều 12, Mục 3 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4, 5, Điều 8, Mục 2 của Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Người tham gia BHXH sau khi qua đời thì thân nhân của họ được hưởng chế độ tử tuất theo hình thức trợ cấp một lần:
Người qua đời không thuộc diện thân nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Người qua đời thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân để hưởng trợ cấp hàng tháng.
Trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, con, vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng mà có nhu cầu hưởng trợ cấp một lần thì làm thủ tục hưởng.
Trường hợp người tham gia đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với khả năng suy giảm lao động tối thiểu là 61% và chưa từng hưởng BHXH một lần:
Trường hợp người qua đời đang hưởng lương hưu:
Nếu thời gian qua đời rơi vào 2 tháng đầu hưởng lương hưu: trợ cấp tính bằng 48 lần mức lương hưu.
Nếu thời điểm qua đời rơi vào sau 2 tháng đầu nhận lương hưu: cứ thêm 1 tháng thì trợ cấp 1 lần giảm 0.5 lần mức lương hưu.
Lưu ý: Mức trợ cấp của chế độ tử tuất hưởng một lần tối thiểu bằng 3 lần mức lương đóng BHXH bình quân theo quy định.
Như vậy, trong bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về chế độ tử tuất bảo hiểm xã hội. Mong rằng có thể mang lại cho Quý độc giả những thông tin hữu ích nhất.