Theo đó, nông trường Sông Hậu sẽ thu gom rơm rạ để chế biến thành thức ăn gia súc rồi cung ứng cho J-BIX.

Lý do bạn nên lựa chọn Legend Shipping là đơn vị vận chuyển, làm thủ tục xuất khẩu gỗ

- Làm thủ tục thông quan nhanh chóng.

- Lộ trình giao nhận minh bạch với bằng chứng giao hàng.

- Cam kết về bảo đảm an toàn hàng hóa và thời gian chuyển phát

- Bảo hiểm 100% giá trị hàng hóa nếu xảy ra mất mát hư hỏng khi quý khách nộp bảo hiểm cho giá trị hàng hóa.

Trong 8 tháng đầu năm 2019 Mỹ tiếp tục khẳng định vị trí là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam đạt 3,18 tỷ USD, tăng 33,0% so với cùng kỳ năm 2018.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 8/2019 đạt 935,17 triệu USD, tăng 8,2% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 671,13 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 21% so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,61 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4,7 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, Đài Loan tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2018, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng chậm và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Úc giảm mạnh.

Với tốc độ tăng 33,0% so với cùng kỳ năm 2018, 8 tháng đầu năm 2019 Mỹ tiếp tục khẳng định vị trí là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, đạt 3,18 tỷ USD; xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cũng tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 872,88 triệu USD.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm, xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan. Điều này cho thấy, việc tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới đã mang lại kết quả tích cực cho ngành gỗ trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc cũng mang lại thuận lợi cho ngành gỗ. Nội lực của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã và đang được cải thiện rất lớn. Doanh nghiệp đang thay đổi tư duy quản lý sản xuất lớn theo mô hình chuyên nghiệp dây chuyền. Doanh nghiệp đầu tư công nghệ khá nhanh theo hướng nâng cao năng suất, giảm bớt thâm dụng lao động. Với những thuận lợi có được dự báo ngành gỗ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong những tháng cuối năm 2019.

Nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Canada, Đức và Đài Loan vẫn tiếp tục tăng. Trong đó, Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, mức thuế nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng khiến giá bán lẻ đồ gỗ nội thất Trung Quốc tại Mỹ tăng. Chính vì thế, các hãng bán lẻ Mỹ phải tìm kiếm nguồn cung từ các quốc gia không bị áp mức tăng thuế nhập khẩu như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ… Thị trường bán lẻ đồ gỗ nội thất Mỹ có qui mô lên đến 114 tỷ USD, đây là thị trường còn nhiều tiềm năng đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam.

http://cafef.vn/xuat-khau-go-va-san-pham-go-sang-my-tang-manh-201909221922153.chn

Những lưu ý về đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu

- Để tránh tình trạng bị ẩm ướt, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi vận chuyển các sản phẩm gỗ từ Việt Nam đi EU, vận chuyển hàng đi mỹ thường sử dụng phương thức vận chuyển đường biển cần được đóng gói kỹ lưỡng.

- Thể hiện rõ các thông tin trên nhãn dán sản phẩm: tên sản phẩm, trọng lượng, kích thước, nhà sản xuất, địa chỉ NSX, ….

Quy định về chính sách xuất khẩu gỗ

Theo quy định hiện hành, gỗ không phải là mặt hàng nằm trong danh mục cấm xuất khẩu nên doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào cũng có thể xuất khẩu. Do đó, bạn cần nắm chắc thông tin này để đảm bảo loại gỗ xuất khẩu đi hợp lệ và không trái pháp luật.

Cụ thể, một số loại gỗ thuộc danh mục cấm xuất khẩu có thể kể đến như:

- Các loại gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước thuộc Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính Phủ là mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu. Bạn nên đọc kỹ nghị định để nắm được tên loại gỗ cấm xuất khẩu.

- Các loại gỗ thuộc loại thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam được liệt kê tại Nhóm IA – Các loài thực vật rừng tại khoản 1, Điều, 4 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ thì không được phép xuất khẩu.

Để chắc chắn loại gỗ xuất khẩu được phép xuất đi, bạn nên liên hệ với các đơn vị chuyên môn để được tư vấn và hỗ trợ. Cá nhân, doanh nghiệp tuyệt đối không xuất khẩu loại gỗ thuộc mặt hàng cấm theo quy định.

Quy trình xuất khẩu gỗ qua các bước

Nếu bạn không có kinh nghiệm trong thực hiện thủ tục xuất khẩu gỗ ra nước ngoài, thì nên thông qua những công ty trung gian để làm thủ tục, bởi so với những mặt hàng khác, thủ tục xuất khẩu gỗ cần nhiều loại chứng từ khác nhau và phức tạp hơn

Quy trình xuất khẩu sẽ cần thực hiện 5 bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và làm các thủ tục để có giấy tờ liên quan đến lâm sản

Để xuất khẩu được gỗ, doanh nghiệp cần có một trong những giấy tờ sau:

- Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES (nếu hàng hóa thuộc phụ lục CITES)

- Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT (nếu xuất sang EU)

- Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập, nếu chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I

- Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở (nếu chủ gỗ không là doanh nghiệp Nhóm I).

Bước 2: Tiến hành hoạt động kiểm dịch/hun trùng cho hàng hóa và chuyển ra cảng

Hoạt động kiểm dịch/hun trùng cho lô hàng sẽ được thực hiện tại xưởng hoặc tại cảng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mà doanh nghiệp nên tiến hành kiểm dịch/hun trùng cho hàng hóa.

Bước 3: Hoàn thiện các chứng từ xuất khẩu khác vào bộ hồ sơ hải quan

Bước 4: Tiến hành thông quan tờ khai

Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ thư tín dụng nộp ra ngân hàng

Thuế xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ

Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với hàng xuất khẩu là 0%

Thuế xuất khẩu: Nhiều mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu dao động từ 0% đến 25%

Hiện nay, việc tận dụng ưu đãi thuế cần được rất coi trọng bởi những mặt hàng có thể được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi khi xuất khẩu những đi các nước/lãnh thổ thành viên của CPTTP, EVFTA, UKVFTA. Nhiều mặt hàng thuế xuất khẩu giảm tới hơn 50% (từ 25% xuống 10% hoặc từ 10% xuống 5%).

Hồ sơ hải quan cho mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Để xác định được hồ sơ hải quan cho mặt hàng gỗ nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại Điều 8 và Điều 10 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020 của Chính phủ.

Quy định về quản lý gỗ xuất khẩu

Theo đó, để xuất khẩu được gỗ, doanh nghiệp cần nắm được một số quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu.

Căn cứ vào Điều 8 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP có thể tổng hợp quy định như sau:

- Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

- Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

- Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.

- Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

Đối với hồ sơ hải quan xuất khẩu gỗ đã được hướng dẫn và quy định chi tiết tại Điều 10 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Theo đó, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan thì người xuất khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan thêm một số chứng từ khác.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu gỗ gồm có:

- Đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu).

- Biên bản bàn giao container (đối với lô hàng giao nguyên container)

- Bản sao hợp đồng ủy thác (nộp trong trường hợp chủ gỗ ủy thác cho doanh nghiệp khác xuất khẩu)

- Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại (Một số Chi cục có thể yêu cầu thêm chứng từ này)

- Bản thỏa thuận phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp (Một số Chi cục có thể yêu cầu thêm)