Thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng để đào tạo trình độ nghề sơ cấp, đào tạo thường xuyên các chương trình đào tạo ngắn hạn linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể lựa chọn loại hình Trung tâm giáo dục nghề nghiệp để thành lập.
Điều kiện về cơ cấu tổ chức khi thành lập Trung tâm
Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 05 năm.
Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
Các công việc LawKey thực hiện:
Phí dịch vụ thực hiện thủ tục đề nghị cho phép thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng và Phí dịch vụ thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ được LawKey báo theo từng hồ sơ cụ thể.
Lưu ý: Phí dịch vụ khi LawKey báo chưa bao gồm thuế VAT 10%; chi phí setup cơ sở vật chất; Phí thẩm định phòng cháy chữa cháy….
60 – 90 ngày làm việc kể từ ngày LawKey nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là nội dung tư vấn và dịch vụ thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng của LawKey gửi tới Quý khách hàng. Có vấn đề gì thắc mắc hay cần trao đổi thêm chị phản hồi lại cho LawKey theo thông tin liên hệ tại website.
Điều kiện để thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng sống cần những gì?
Điều kiện để thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng sống
Đối chiếu với trường hợp của chị, chị muốn thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng sống thì:
- Trước hết, chị phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề phù hợp với nội dung cần xin giấy phép và phải đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa Ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ hành chính, cụ thể như sau:
- Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
- Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.
Thứ hai, về giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên:
- Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.
Thứ ba, giáo trình, tài liệu quy định
Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.
Đối tượng nào được áp dụng quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa Ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT về đối tượng áp dụng:
+ Các nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học, và trung tâm học tập cộng đồng (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục) có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
+ Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trung tâm thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp (sau đây gọi chung là các đơn vị) có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục.
THỦ TỤC THÀNH LẬP TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM
Đào tạo kỹ năng mềm là một ngành đang được quan tâm chú trọng để phát triển và mở rộng, nhất là tập trung đào tạo cho lớp trẻ. Thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng là thủ tục bắt buộc khi tổ chức hoặc cá nhân muốn mở lớp giảng dạy về các lĩnh vực trong cuộc sống như: đào tạo SEO, đào tạo marketing, đào tạo kỹ năng mềm, đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em, đào tạo các kĩ năng mềm khác,… Để quý khách hàng nắm rõ được trình tự thủ tục thành lập, trong bài viết này LUẬT AN THỊNH xin gửi tới quý khách hàng nội dung tư vấn về thủ tục thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng mềm để khách hàng tham khảo và hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý. Quý khách hàng tham khảo thông tin tư vấn và liên hệ đến LUẬT AN THỊNH khi có bất kỳ vướng mắc nào.
I. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
II. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM
Thứ nhất, về cơ sở vật chất: Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định. Và thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.
Thứ hai, về giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên: Có đủ điều kiện về sức khoẻ; Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.
Thứ ba, về giáo trình, tài liệu: Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt; Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động chấp thuận.
(1) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
(2) Giấy phép đăng ký kinh doanh
(3) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
(4) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
Hiệu lực của giấy phép 02 năm. Hết thời hạn hiệu lực của giấy phép Quý khách hàng phải thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động trung tâm.
(1) Tư vấn miễn phí các vướng mắc của quý khách hàng khi thành lập trung tâm
(2) Soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh nộp lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục thành lập trung tâm cho quý khách hàng.
(3) Theo dõi, bổ sung, khiếu nại hoặc giải trình các yêu cầu của cơ quan nhà nước (nếu có).
(4) Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách hàng
- Luật giáo dục ngày 14 tháng 06 năm 2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
- Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT, quy định về việc quản lý hoạt động đào tạo kỹ năng sống vào quản lý hoạt động ngoài giờ chính khóa.
Các dịch vụ khác tại Luật An Thịnh có thể khách hàng quan tâm:
Cần tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ: