Ngoài trách nhiệm tuân thủ pháp luật, việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động còn thể hiện ý chí của các bên tham gia khi mong muốn cùng nhau tạo ra mối quan hệ hợp tác hài hòa, giúp các bên có thêm sự đảm bảo về mục tiêu, quyền lợi, lợi ích, thúc đẩy hiệu quả công việc tốt đẹp hơn.
Quy định về xử lý vi phạm về hợp đồng lao động
Để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng lao động, góp phần ổn định trật tự lao động xã hội, các nội dung chính của hợp đồng lao động phải được các bên nghiêm chỉnh thực hiện. Mọi hành vi vi phạm về hợp đồng lao động sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật thông qua hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Trong hình thức xử phạt có thể: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính…
Tất cả các hành vi vi phạm về giao kết, hợp đồng như giao kết, thực hiện, sửa đổi bổ sung, chấm dứt hợp đồng… đều chịu sự chế tài theo các quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019 và Nghị định 12/2022 NĐ- CP. Chi tiết, cụ thể chế tài xử lý một số hành vi vi phạm hợp đồng thông thường như sau :
#2.1 Căn cứ vào chủ thể chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ vào các chủ thể, vi phạm chấm dứt HĐLĐ được phân thành các loại sau:
- Vi phạm chấm dứt của NSDLĐ. Trường hợp này hành vi chấm dứt HĐLĐ xuất phát từ ý chí của một bên chủ thể là NSDLĐ mà không có sự đồng ý của bên NLĐ.
- Vi phạm chấm dứt HĐLĐ của NLĐ. Khác với quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, pháp luật nước ta thông thoáng hơn cho NLĐ được tự do lựa chọn công việc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và gia đình họ.
- Vi phạm chấm dứt HĐLĐ của các chủ thể khác. Đây là trường hợp HĐLĐ bị chấm dứt không phải do một trong các bên mà là do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc trường hợp NSDLĐ sử dụng dịch vụ đến từ chủ thể khác gây ra vi phạm.
Xử lý vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
Theo Điều 9 Nghị định 12/2022 NĐ- CP, khi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động sẽ bị xử lý như sau:
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động, giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động, giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Xử lý vi phạm về giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật
Vi phạm hợp đồng lao động là gì?
Theo định nghĩa tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Có hai loại hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động xác định thời hạn và Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Việc kết giao hợp đồng lao động có thể thực hiện bằng văn bản hoặc có thể thông qua phương tiện điện tử. Nội dung chính của hợp đồng thể hiện tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các bên được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng, cũng như ghi nhận tất cả những điều khoản về thực hiện và chấm dứt hợp đồng. Mối quan hệ giữa các bên được thể hiện qua hợp đồng.
Vi phạm hợp đồng lao động xảy ra khi một trong hai bên tham gia hợp đồng – người lao động hoặc người sử dụng lao động – không tuân thủ các điều khoản, nghĩa vụ, hoặc quy định đã được thỏa thuận trong hợp đồng
Do vậy, khi một bên trong mối quan hệ hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng các điều khoản theo thỏa thuận của hợp đồng đã ký kết hoặc theo quy định của pháp luật thì sẽ được xem là hành vi vi phạm hợp đồng lao động.
Các hành vi vi phạm hợp đồng rất đa dạng và phức tạp, chính vì thế cũng rất khó xác định khi có xảy ra vấn đề tranh chấp. Tuy nhiên có thể phân thành hai nhóm xuất phát hành vi vi phạm hợp đồng lao động:
Và nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động như sau:
#1. Vi phạm hợp đồng lao động là gì?
Vi phạm HĐLĐ là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật về chấm dứt HĐLĐ, do chủ thể luật lao động thực hiện một cách có lỗi, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ), của nhà nước và xã hội.
#2.2 Căn cứ vào nội dung và thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ vào nội dung và thủ tục chấm dứt HĐLĐ, vi phạm chấm dứt HĐLĐ được thành hai loại:
- Vi phạm chấm dứt HĐLĐ về mặt nội dung (căn cứ): Là trường hợp chấm dứt HĐLĐ nhưng không có căn cứ hợp pháp
- Vi phạm chấm dứt HĐLĐ về mặt thủ tục: Là trường hợp chấm dứt HĐLĐ không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ thủ tục chấm dứt HĐLĐ, bao gồm các trường hợp sau: chấm dứt HDLĐ vi phạm nghĩa vụ báo trước và trường hợp chấm dứt HĐLĐ vi phạm những thủ tục khác do pháp luật quy định.
Xử lý vi phạm quy định về việc bổ sung, sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng lao động
Khi hợp đồng có sự thay đổi, bổ sung, chấm dứt mà vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 11 Nghị định 12/2022 NĐ- CP.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật, không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Do đặc thù của hợp đồng lao động là những quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến con người, nên đi kèm với chế tài xử lý vi phạm hợp đồng lao động là biện pháp khắc phục hậu quả. Trong từng chế tài xử lý sẽ có kèm theo những biện pháp khắc phục hậu quả.
Khắc phục hậu quả vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động. Buộc người sử dụng lao động phải:
Khắc phục hậu quả vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động. Buộc người sử dụng lao động phải:
Khắc phục hậu quả vi phạm quy định về việc bổ sung, sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Buộc người sử dụng lao động phải:
Như vậy, tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt theo những quy định nêu trên. Việc quy định các chế tài xử phạt giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện những hành vi đúng theo quy định của pháp, đồng thời Nhà nước có thể bảo vệ người lao động trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Cùng tìm hiểu sâu hơn ở những bài viết tiếp theo. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi. Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: [email protected]
Trên thực tiễn cho thấy vấn đề giao kết hợp đồng lao động chưa thực sự được người sử dụng lao động và người lao động chú trọng. Điều này khiến cho mục đích hợp đồng không thể đạt được, thậm chí còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng. Để làm rõ vấn đề này, sau đây ES sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé: