VTV.vn - Từ chỗ cấm xuất khẩu, Trung Quốc lại đang trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu về các sản phẩm xăng dầu và khí đốt, đặc biệt là cho thị trường châu Âu.

Samsung đóng góp bao nhiêu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2022?

VietTimes – Với kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỉ USD trong năm 2022, Samsung đã có đóng góp lớn vào quá trình hồi phục và phát triển của kinh tế Việt Nam hậu đại dịch Covid-19.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa tiếp ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics. Lãnh đạo Chính phủ đánh giá Samsung là tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư vào Việt Nam nhiều năm qua, giải quyết công ăn, việc làm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, trong năm 2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của Samsung cũng rất xuất sắc (xuất khẩu đạt 65 tỉ USD), đóng góp quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam, với kỷ lục lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 700 tỉ USD.

(*) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước tính trong năm 2022

Được biết, trong năm 2022, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu lên tới 69 tỉ USD và đầu tư thêm 3,3 tỉ USD tại Việt Nam.

Đến tháng 8/2022, tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo Samsung Electronics cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt mức 34,3 tỉ USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2022 của Samsung Việt Nam đạt khoảng 30,7 tỉ USD.

Tại cuộc tiếp, hai bên cũng trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu (Trụ cột 2).

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.

Hiện nay, Tổ công tác đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.

Buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (phải) và ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics

'Mối nhân duyên' của sếp Samsung Electronics với Việt Nam

Tại cuộc gặp, ông Park Hark Kyu cũng chia sẻ về "mối nhân duyên" của mình với Việt Nam.

Vị Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Samsung Electronics cho biết, cá nhân ông đã có hơn 20 lần đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường kinh doanh, trong đó có việc quyết định đầu tư xây dựng nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên.

"Bây giờ đã qua hơn 10 năm, mỗi khi nhìn lại thì tôi cho rằng đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên là lựa chọn sáng suốt. Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều hỗ trợ để Samsung hoạt động hiệu quả trong thời gian qua", ông Park Hark Kyu bày tỏ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết ông vừa có cuộc tiếp CEO Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ với mong muốn sẽ phát triển Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Công nghiệp bán dẫn và công nghiệp điện tử có mối quan hệ rất hữu cơ với nhau, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Tập đoàn Samsung nghiên cứu, đánh giá sâu sắc những kết quả đã đạt được trong quá trình đầu tư tại Việt Nam để tiếp tục có những quyết sách hiệu quả, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương Samsung đặt cơ sở sản xuất sẽ luôn lắng nghe, tiếp nhận các kiến nghị để đáp ứng tốt nhất trong điều kiện có thể, theo quy định của pháp luật.

Như VietTimes từng đề cập, hôm 23/12/2022, Samsung đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội.

Đây được cho là hoạt động quan trọng giúp Samsung tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Đáng chú ý, sự kiện này cũng có sự góp mặt của Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong.

Tập đoàn Hàn Quốc đề ra kế hoạch đưa Trung tâm R&D trở thành nơi nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng đầu thế giới thông qua việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các trường đại học trong các lĩnh vực công nghệ then chốt của tương lai, bên cạnh việc gia tăng hỗ trợ bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam./.

Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com, lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào Liên minh châu Âu (EU) đã vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ trong quý 2/2024, đưa tình hình trở lại như trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022. Theo báo cáo từ tổ chức nghiên cứu Bruegel, EU đã nhập khẩu 12,8 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên từ Nga, so với 12,2 bcm từ Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau gần 2 năm, nhập khẩu của EU từ Nga vượt qua nhập khẩu từ Mỹ, phản ánh những thay đổi đáng kể trong nguồn cung cấp khí đốt của EU.

Sau khi Nga giảm mạnh cung cấp khí đốt do các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, Na Uy và Mỹ đã trở thành các nhà cung cấp chính cho châu Âu. Mỹ đã tăng cường cung cấp LNG để hỗ trợ EU vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, các yếu tố như nhu cầu giảm vào mùa Hè, các kho chứa khí đốt đầy ắp với mức trung bình đạt 92,4%, và sự giảm sút trong nhập khẩu từ Mỹ đã dẫn đến việc tăng nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Ben McWilliams, chuyên gia của Bruegel, cho biết sự sụt giảm này chủ yếu do nhu cầu từ EU giảm, đặc biệt là nhu cầu mua LNG giao ngay từ Mỹ. Đồng thời, các quốc gia như Áo, Hungary và Slovakia vẫn duy trì nhập khẩu khí đốt từ Nga theo các hợp đồng dài hạn không linh hoạt, khiến họ khó tìm nguồn cung cấp khác thay thế.

Hiện tại, hai phần ba lượng khí đốt Nga nhập vào EU thông qua đường ống trung chuyển qua Ukraine và Turkstream, cung cấp trực tiếp đến các quốc gia trong khối. Một phần ba còn lại được vận chuyển dưới dạng LNG đến các cảng Tây Ban Nha, Bỉ, và Pháp.

Ville Niinistö, Nghị sĩ châu Âu từ Phần Lan, nhấn mạnh rằng việc nhập khẩu khí đốt từ Nga đồng nghĩa với việc hỗ trợ nền kinh tế của Điện Kremlin. Ông kêu gọi EU áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với khí đốt của Nga và hạn chế thị trường xuất khẩu của Nga càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, lệnh cấm toàn diện đối với khí đốt Nga chưa khả thi về mặt chính trị, do sự phản đối từ một số quốc gia thành viên EU. Dù vậy, từ năm 2023, các nước trong khối có thể tự đưa ra quyết định cấm nhập khẩu khí đốt từ Nga. Ví dụ, Áo đã cam kết giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga vào năm 2027, như một phần của chiến lược an ninh quốc gia mới.

Hãng thông tấn Cộng hòa Séc (CTK) ngày 16/7 dẫn báo cáo tháng 7 của Tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) cho biết, so với cùng kỳ năm 2023, khối lượng khí đốt tự nhiên của Nga xuất khẩu qua đường ống sang các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng đầu năm 2024 đã tăng 24%.

Theo báo cáo, trong nửa đầu năm 2024 tổng cộng 80 tỷ m3 khí đốt tự nhiên đã được vận chuyển vào EU thông qua các hệ thống đường ống, hơn một nửa trong số đó là nhập khẩu từ Na Uy. Các nước xuất khẩu chủ yếu tiếp theo lần lượt là Algieria, Nga và Azerbaijan.

GECF không nêu số liệu cụ thể về từng nhà xuất khẩu, song cho biết so với cùng kỳ năm 2023, lượng khí đốt tự nhiên EU nhập từ Nga đã tăng tới 24%.

Mặc dù vậy, nhu cầu tiêu thụ khí đốt của EU vẫn có xu hướng giảm khi lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu vào EU trong tháng Sáu đã giảm xuống còn 7,4 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021.

Trong 6 tháng đầu năm, nhập khẩu LNG vào EU giảm 19% so với cùng kỳ năm 2023, xuống còn 47,22 triệu tấn.

Kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022, các quốc gia thành viên EU đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, chủ yếu là khí đốt tự nhiên.

EU vẫn đang cố gắng giảm mức tiêu thụ và tìm kiếm các nguồn cung thay thế, chẳng hạn như LNG từ Mỹ hoặc khí đốt từ Azerbaijan.