Chiếm 28,6% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, Mỹ là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường “khó tính”, đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ xu hướng tiêu dùng, lựa chọn đơn vị uy tín để quá trình xuất khẩu thuận lợi. Hiện nay, 3W Logistics là công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Mỹ với giá cước cạnh tranh, giúp doanh nghiệp nắm rõ Việt Nam xuất khẩu gì sang Mỹ và được hỗ trợ thực hiện thủ tục xuất khẩu.
Quy trình chế biến hạt điều xuất khẩu:
Quy trình chế biến hạt điều xuất khẩu cũng tương tự như quy trình chế biến cung ứng nội địa. Mối quan tâm hàng đầu của hàng xuất khẩu chính là thị hiếu người dùng và luật pháp liên quan của nước cần xuất đến.
Việt Nam xuất khẩu gì sang Mỹ?
Dưới đây là TOP 6 sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ:
Hiện nay, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất ngành hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng của Việt Nam. Báo cáo từ Tổng cục Hải quan trong tháng 01/2022 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đạt xấp xỉ 3,5 tỷ USD, tức là tăng lên 7,51% so với cùng kỳ năm 2021.
Song song đó, một số chủng loại máy móc cũng được Mỹ nhập khẩu phổ biến, có thể kể đến như:
– Tổ máy phát điện và máy biến đổi điện quay tăng 179,8%;
– Máy chuẩn bị xơ sợi dệt, máy kéo sợi, máy đậu sợi hoặc máy xe sợi tăng 124,87%;
– Rada, thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến tăng 2.187,12%;
– Động cơ đốt trong tăng 1.194,9%.
– Lò nung và lò dùng trong công nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu 288,56%;
– Máy tiện kim loại tăng 410,73%.
Dệt may là mặt hàng tiếp theo giải đáp cho câu hỏi Việt Nam xuất khẩu gì sang Mỹ. Sau thời gian giãn cách do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tiếp cận cơ cấu xuất khẩu mới hơn, bằng cách đổi từ mặt hàng truyền thống (veston cao cấp, áo sơ mi) sang mặt hàng có khả năng thích ứng tốt (đồ bảo hộ lao động, sản phẩm dùng cho y tế, may đồ dệt kim).
Điều này góp phần gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm dệt may, đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu đến thị trường lớn mạnh trên thế giới. Trong đó, phải kể đến Mỹ là thị trường chủ đạo của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, với giá trị kim ngạch đạt trên 3,57 tỷ USD vào 01/2022, tăng hơn rất nhiều so với cùng kỳ 2021 (34,2%).
Dệt may là ngành hàng liên tục hái ra tiền tỷ ở thị trường Mỹ
Châu Âu (EU) được xem là thị trường giàu tiềm năng và không ngừng phát triển mặt hàng nông sản của Việt Nam. Dù vậy, đây cũng là thị trường khó tính với quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài hiểu rõ tiêu chuẩn xuất…
Hạt điều thô muốn xuất khẩu được phải tra qua 12 bước:
Hạt điều thô => Sàng bụi => Hấp => Phân loại hạt => Tách vỏ cứng => Sấy nhân => Làm ẩm => Bóc vỏ lụa => Tách sót lụa => Cạo lụa => Phân loại => Đóng gói xuất khẩu ( hoặc chế biến thành phầm rồi đóng gói xuất khẩu)
Càn tập trung các hạt thô lại và kiểm tra kỹ càng. Chỉ chọn các hạt đủ tiêu chuẩn, màu sắc đồng đều để đảm bảo chất lượng thành phẩm sau này.
Công tác sảng bụi giúp loại bỏ đất, cát, đá. bụi bẩn và những tạp chất khác đang lẫn trong hạt điều thô
Hạt điều thô sau khi sàng bụi sẽ được đưa vào lồng hấp. Quá trình hấp kéo dài từ 20 – 50 phút, sau đó hạt điều được làm nguội và đưa vào các khay đựng. Sau khi hấp thì vỏ hạt điều trở nên mềm hơn. Giúp tạo khoảng cách giữa lớp vỏ xốp và vỏ lụa, giúp việc cắt tách được tiện hơn.
Mỗi kích cỡ hạt sẽ có giá tri tương đối khác nhau. Nên hạt điều cần phải được phân loại kích thước cẩn thận. Việc phân kích cỡ hạt cũng giúp việc cắt tách say này được dễ dàng hơn.
Quá trình cắt tách cần phải giảm thiểu tối đa mức bể gãy của hạt. Nên sử dụng các loại máy móc hỗ trợ để tỷ lệ bể được giảm xuống( chỉ từ 5-8%)
Nhiệt độ cao trong máy sấy sẽ làm chín nhân hạt điều. Làm vỏ lụa tách dần khỏi phần nhân. Nhiệt độ cao cũng giúp loại bỏ các loài vi sinh vật gây bệnh.
Làm ẩm bề mặt nhân hạt giúp quá trình tách vỏ lụa được dễ hơn.
Quá trình bóc vỏ lụa cũng cần lưu ý giảm thiểu tỷ lệ bể, gãy nhân. Khâu bóc vỏ lụa cần đảm bảo vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ.
Kiểm tra lại và bóc các hạt còn sót lụa
Để thành phẩm có màu trắng ngà, hơi cong, đẹp mắt thì không được cạo vỏ lụa phạm vào nhân điều. Khi cạo phải cạo nhẹ tay. Hạt điều bị cạo phạm vào sẽ dễ bị mốc.
Cần phân loại hạt điều theo màu sắc và kích cỡ theo chuẩn AFI. Hoặc cũng có thể phân loại theo yêu càu của đối tác.
Hạt điều được đóng gói vào các túi hút chân không để hạn chế bị nấm mốc. Có thể đóng gói chung với gói hút ẩm để bảo quản được lâu. Tuy nhiên cần xem thêm các quy định về gói hút ẩm của nơi cần xuất khẩu đến. Cũng cần lưu ý là mỗi bang của Mỹ có thể có những chính sách khác nhau cho từng hạng mục nhập khẩu. Vì vậy cần xem xét thật kỹ nhãn hiệu gói hút ẩm hoặc gói hút oxy khi đóng gói kèm theo hạt điều.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ cần tuân thủ nhiều quy định liên quan. Và khi sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng thì vẫn xuất hiện nhiều rủi ro trong kiện tụng. Vì vậy các doanh nghiệp hạt điều tại Việt Nam nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ cần tìm hiểu rõ thị trường này. Tránh bị tổn thất do vận chuyển hoặc bị trả hàng, kiện tụng,…
Trong thời gian qua, xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng khá nhanh. Theo số liệu thống kê của ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng từ 16 triệu USD năm 2001 lên 902,5 triệu USD năm 2006 (tăng 56 lần); 3 tháng đầu năm 2007 đạt 277,7 triệu USD (3 tháng đầu năm 2006 là 186,9 triệu USD). Đồ gỗ Việt Nam hiện đứng thứ năm trong top 10 các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc (chiếm 49% thị phần đồ gỗ tại Mỹ), Canada (15%), Mehico (14%), Italia (3%), Việt Nam (2%)…
Hiện các nhà nhập khẩu Mỹ không muốn lệ thuộc vào một thị trường cung cấp lớn là Trung Quốc. Họ muốn tìm thêm nguồn hàng từ các nước khác và họ tìm đến Việt Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ đáng tin cậy ở châu Á.
Với thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến của Việt Nam sang Mỹ còn chưa cao so các nước khác nên không đứng trước nguy cơ bị kiện phá giá...
Việc xúc tiến quảng bá các mặt hàng gỗ tại thị trường Mỹ những năm qua cũng đã phát huy tác dụng, nhất là việc tham gia các hội chợ hàng gỗ nội thất và đồ gỗ danh tiếng ở Mỹ của DN Việt Nam, vì thế làm gia tăng hiểu biết về sản phẩm gỗ đối với các nhà nhập khẩu Mỹ.
Uy tín của Việt Nam được nâng cao nhờ tư cách là thành viên WTO, Nhà nước Việt Nam có cơ chế thông thoáng, cởi mở trong việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm chế biến gỗ cũng khiến các công ty của Mỹ bắt đầu liên hệ với Thương vụ Việt Nam đặt vấn đề tìm hiểu khả năng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu hàng gỗ nội thất của Việt Nam.
Phải biết nhu cầu và khó khăn của nhà nhập khẩu Mỹ
Tuy nhiên, trong cuộc tiếp xúc với các DN chế biến gỗ Việt Nam mới đây tại TP.HCM, nhiều giám đốc các công ty nhập khẩu sản phẩm gỗ Mỹ cho rằng, để giữ được khách hàng Mỹ lâu dài, DN nên biết rõ tâm lý và khó khăn của các nhà nhập khẩu đồ gỗ Mỹ.
Về giá cả, ông Joseph Condra, Giám đốc Phát triển sản phẩm và nguồn cung ứng sản phẩm gỗ thuộc Công ty Cresent Fine Furniture (Mỹ) cho biết, hiện mặt bằng giá cả giữa châu Mỹ và châu á chênh lệnh không bao nhiêu, vì thế để giữ tỷ lệ lợi nhuận như các năm trước, nhà nhập khẩu Mỹ đang có hướng bán giảm giá để tiêu thụ được số lượng lớn. Các cơ quan chức năng Việt Nam nên theo dõi chặt chẽ biến động giá cả và giá các sản phẩm tương tự của Trung Quốc tại thị trường Mỹ, kịp thời thông báo đến các DN nhằm có các biện pháp chủ động phòng tránh việc bán giá quá thấp hoặc quá cao. Nên nhớ, các nhà nhập khẩu Mỹ đều biết nhau và thường xuyên trao đổi thông tin với nhau. Song, giá cả vẫn không là yếu tố quan trọng nhất đối với nhà nhập khẩu Mỹ mà thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm vẫn là tiêu chí hàng đầu. Cũng như DN Việt Nam, nhà nhập khẩu Mỹ sẽ mất khách hàng nếu không giao hàng đúng hẹn và đúng chất lượng.
Đến nay, dù chưa thấy có dấu hiệu kiện chống bán phá giá sản phẩm gỗ Việt Nam ở Mỹ, song các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến Việt Nam tại Mỹ. Hiện có ba mã hàng trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá. Theo Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), đó là đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ (không kể ghế) chiếm 14,66% thị phần loại sản phẩm này tại Mỹ (mã hàng 940350), các loại ghế khung gỗ không bọc chiếm 5,54% thị phần (mã hàng 940169) và vài loại khác chiếm 3,71% (mã hàng 940360); trong đó, đồ gỗ nội thất phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc có nguy cơ cao nhất. Do đó theo các chuyên gia, cách tốt nhất là DN nên tăng cường định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu những nhóm hàng vốn là thế mạnh nhưng kim ngạch và thị phần chưa lớn ở Mỹ như đồ gỗ nội thất dùng trong bếp, trong văn phòng, đồ gỗ nội thất kèm kim loại, đệm, đèn…
Ông W.Towne Baker, Giám đốc điều hành Công ty Indochina Wood (Mỹ) cho biết, để xâm nhập thị trường Mỹ, sản phẩm gỗ Việt Nam có hai phương cách là bán trực tiếp cho nhà bán lẻ (như Haverygs, Pottery Barn, Crate and Barrel…) hoặc qua các nhà nhập khẩu. Bán qua các nhà bán lẻ sẽ được giá cao vì không qua môi giới, nhưng số lượng đặt hàng ít và họ không biết nhiều về công nghệ chế biến nên không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đối với các nhà nhập khẩu, do hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗ nên hiểu những khó khăn của nhà sản xuất, vì thế có thể giúp các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, chất lượng và do có mạng lưới tiêu thụ rộng nên dễ dàng cung cấp cho nhà sản xuất thị hiếu của thị trường hoặc tiếp thị hiệu quả cho sản phẩm.
Khi có đơn hàng từ đối tác Mỹ, DN cần có nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình ảnh nhà xưởng ngăn nắp, gọn sạch, đời sống công nhân tốt, thiết bị máy móc đồng bộ… cũng là hình ảnh tốt, nói lên với đối tác sự ổn định sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng. Nhà nhập khẩu Mỹ cũng lo sợ trước rủi ro của đối tác, vì rủi ro của đối tác cũng sẽ là rủi ro của họ. Khi giới thiệu hay trưng bày sản phẩm ở các hội chợ triển lãm không nên đưa ra sản phẩm có khuyết điểm dù nhỏ, nên chọn trưng bày sản phẩm hoàn hảo 100% để khẳng định chất lượng, tạo ấn tượng tốt ban đầu.
Về khả năng thị trường, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được tốc độ cao trong xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, nhưng khả năng cung ứng hàng hóa, quy mô sản xuất, trình độ công nghệ vẫn còn là những điểm yếu chiến lược mà DN cần cải tiến nhiều hơn…
Cụ thể, số liệu 11 tháng của năm 2021, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 807.865 tấn, trị giá 7,2 tỷ USD, tăng cao hơn nhiều so với mức 747.587 tấn, trị giá 6,5 tỷ USD được nhập khẩu trong cả năm 2020. Dù số liệu nhập khẩu tôm năm 2021 của Mỹ chưa được công bố nhưng có thể coi năm 2021 là năm nhập khẩu tôm của Mỹ tăng kỷ lục bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn căng thẳng tại quốc gia này.
Sự phục hồi kinh tế Mỹ sau giai đoạn căng thẳng của đại dịch được coi là mạnh mẽ nhất trong số các nền kinh tế phương Tây. Chính phủ Mỹ đưa ra gói 5.200 tỷ USD để kích cầu tiêu dùng.
Ấn Độ tiếp tục là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ. Indonesia đã giành lại được vị trí thứ 2 về cung cấp tôm cho Mỹ từ Ecuador.
Việt Nam đứng thứ 5 về cung cấp tôm cho Mỹ. Năm 2021, Việt Nam nằm trong số các nguồn cung ghi nhận mức tăng trưởng dương về cung cấp tôm cho Mỹ. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28% tỷ trọng. Tính tới 15/12/2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 1,02 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ cả năm 2021 ước đạt khoảng 1,05 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2020.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng dương trong tất cả các tháng của năm 2021 và lũy kế 12 tháng đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong top các thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tới quý đầu năm 2022 dự kiến vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương./.