Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa – Một trong những ngành HOT của Bách Khoa

Ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa là gì?

Khi cuộc sống của con người trở nên hiện đại hơn thì mọi công việc tay chân đang dần được thay thế bằng máy móc. Hơn nữa, những loại máy móc ngày càng hoàn thiện và đang tiến tới thời kỳ vận hành hoàn toàn tự động. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cũng ra đời bởi những lý do đó.

Theo định nghĩa thì Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa là ngành học nghiên cứu, vận hành, thiết kế các hệ thống tự động và các quá trình công nghệ – sản xuất tự động tại những nhà máy (sắt thép, xi măng, dược phẩm, nước giải khát,…); Điều khiển, giám sát, thiết kế và chế tạo các hệ thống robot, hệ thống điện cơ; quản lý sản phẩm tại những công ty kinh doanh lĩnh vực thiết bị điện tử tự động,…

Ngành kỹ thuật điều khiển tự động hóa luôn gắn liền với những quy trình sản xuất công nghiệp, nơi mà những thao tác của con người đang được thay thế bởi robot và máy móc tự động. Chính vì vậy nó sẽ giúp giảm thiểu nhân công, thời gian, chi phí và tăng năng suất lao động.

Nhiều người nói rằng học tự động hóa là để máy móc làm việc thay, để có thể lười hơn cũng không đúng đâu nhé. Để điều khiển và làm chủ được hệ thống tự động, khối lượng kiến thức bạn cần “nạp” là rất lớn, nên lười là điều không thể.

Review ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Học để “lười” hơn?

Bạn đang quan tâm đến ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa của Đại học Bách Khoa Hà Nội? Bạn đã biết ngành này là gì? Những kiến thức nào được trang bị trong quá trình học? Kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong bài review dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa đón đầu xu hướng tương lai

Kỹ năng học được sau khi tốt nghiệp khoa Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Với chương trình đào tạo trên, sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng:

–        Tư vấn, phát triển và thiết kế hệ thống tự động hóa

–        Giám sát, quản lý các dự án kỹ thuật

–        Cấu hình, cài đặt và bảo trì các thiết bị phần mềm và phần cứng của hệ thống tự động hóa

–        Giám sát, vận hành các dây chuyền sản xuất tự động

–        Tích hợp những thiết bị để thiết lập hệ thống điều khiển

–        Phát triển, nghiên cứu những hệ thống điều khiển hiện đại và thiết bị tự động thông minh để hướng đến công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (loT)

–        Chế tạo, thiết kế và kiểm định các thiết bị đo lường điều khiểm.

Ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa – Cơ hội việc làm rộng mở

Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên ngành này có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Một số vị trí tiêu biểu có thể kể đến:

–        Kỹ sư vận hành ở những nhà máy điện (Thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió,…); các nhà máy sản xuất công nghiệp (Hóa chất, dầu khí, thép, xi măng, giấy, chế biến thực phẩm); các các cơ quan thuộc chi cục, tổng cục kiểm định thiết bị đo lường chất lượng ở các tỉnh và thành phố; các nhà máy chế tạo thiết bị điện-tự động hóa,…

–        Kỹ sư vận hành, thiết kế, phát triển sản phẩm tại những tập đoàn trong lĩnh vực Điện – Tự động hóa

–        Tham gia “gõ đầu trẻ” tại các trường học về Điều khiển – tự động hóa

–        Làm nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu

–        Startup, tự thành lập công ty trong lĩnh vực Điện – Tự động hóa

Theo thống kê, 100% sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển – Tự động hóa có việc làm ngay sau 1 năm tốt nghiệp và mức lương khởi điểm khá cao, trung bình là 12 triệu đồng/ tháng. Đây chắc chắn là ngành học thú vị, có cơ hội việc làm hấp dẫn, đáng để cân nhắc đấy.

Kỹ thuật điều khiển - Tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); Thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa được trang bị kiến thức về: Lý thuyết mạch điện – điện tử; Kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh; Các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp; Kỹ thuật lập trình các chip vi điều khiển, vi xử lý; Các phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại; Lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp; Điều khiển điện tử công suất và truyền động điện; Kỹ thuật điều khiển Robot; Kỹ thuật mạng nơron và trí tuệ nhân tạo (AI)…