Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê vào EU sau Brazil, nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại EU trong những năm gần đây giảm dần từ 9,7% trong năm 2017 xuống còn 6,2% trong năm 2021. Giai đoạn đầu thực thi EVFTA (năm 2020-2021), việc tận dụng Hiệp định để xuất khẩu cà phê sang EU chưa đạt được những thành tựu đáng kể do bối cảnh thị trường không thuận lợi, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tình trạng thiếu container vận chuyển và vấn đề chi phí logistics cũng là trở ngại không nhỏ.

Truy xuất nguồn gốc, quy trình an toàn thực phẩm

Quy định EC số 178/2002: Quy định này thiết lập các nguyên tắc và quy trình cho việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong EU. Yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo sự truy xuất được các sản phẩm thực phẩm để phục vụ nhu cầu phòng ngừa và xử lý sự cố an toàn thực phẩm.

Thông tin bắt buộc trên nhãn sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng: Nhãn sản phẩm thực phẩm phải cung cấp thông tin về tên sản phẩm, thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc, điều kiện bảo quản và sử dụng, hạn sử dụng và phương thức bảo quản. Các nhà sản xuất cũng phải cung cấp thông tin về các chất dị ứng có thể có trong sản phẩm theo Quy định EU số 1169/2011.

Trên đây tất cả những thông tin tổng quan về tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang châu Âu. Để sản phẩm được đưa ra thị trường châu Âu đạt được sự hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải nắm đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện khắt khe từ phía thị trường EU. Liên hệ ngay tới Simba Group qua hotline 0379 311 688 để được tư vấn chi tiết nhất về các thủ tục xuất khẩu.

Nguồn tham khảo: Bộ Công Thương

Quý 1/2024, Việt Nam có sự tăng trưởng vượt trội về giá cà phê xuất khẩu trung bình, trong đó 7 thị trường đạt trên 4.000 USD/tấn, Hungary là thị trường có mức giá cao nhất.

Theo tính toán của Mekong ASEAN từ số liệu công bố của TCHQ, quý 1/2024 giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 3.288 USD/tấn, tăng 47% so với mức 2.222 USD/tấn ghi nhận tại cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung giá xuất khẩu tại các thị trường đều tăng trưởng tốt với 31 trong tổng số 37 thị trường chính tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Nam Phi là thị trường có mức tăng cao nhất với +109% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY); ngược lại, Mỹ có mức giảm lớn nhất với -45% YoY.

Đáng chú ý, quý 1/2024 ghi nhận 7 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có giá trung bình đạt trên mức 4.000 USD/tấn. Hunggary là thị trường có giá cao nhất với 6.581 USD/tấn, tăng 24% so với mức 5.306 USD/tấn ghi nhận trong cùng kỳ năm trước.

Lào là thị trường có giá xuất khẩu lớn thứ hai với 5.544 USD/tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù Việt Nam chỉ xuất khẩu cà phê sang Lào với số lượng ít, riêng quý 1/2024 chỉ ở mức 29 tấn, dù vậy nhờ giá xuất khẩu cao nên kim ngạch mang về đạt tới 0,16 triệu USD. Cùng kỳ năm 2023, giá cà phê xuất khẩu trung bình sang Lào cũng ở mức 5.716 USD/tấn.

Israel là thị trường đứng thứ ba với giá cà phê xuất khẩu trung bình là 5.513 USD/tấn, tương ứng tăng tới 78% so với mức 3.092 USD/tấn ghi nhận cùng kỳ năm trước. Đứng thứ tư là Myanmar với 5.239 USD/tấn, tăng 25% YoY.

Đặc biệt trong nhóm này, New Zealand ghi nhận tăng trưởng tới 106% về giá xuất khẩu so với cùng kỳ, từ mức 2.367 USD/tấn trong quý 1/2023 lên mức 4.890 USD/tấn tại quý 1/2024.

Ở vị trí thứ sáu và thứ bảy lần lượt là thị trường Ba Lan với 4.734 USD/tấn (tăng 64% YoY) và Singapore với 4.582 USD/tấn (giảm 2,8% YoY).

Ngoài nhóm có mức trên 4.000 USD/tấn, Việt Nam có 26 thị trường có mức giá xuất khẩu trung bình từ 3.000 – 4.000 USD/tấn, còn lại là thị trường dưới 3.000 USD/tấn. Đức – thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam ở mức 3.168 USD/tấn trong quý 1/2024, tăng tới 56% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu lớn khác như Italy đạt 3.033 USD/tấn, tăng 47% YoY; Tây Ban Nha đạt 3.368 USD/tấn, tăng 49% YoY.

Rumani là thị trường có mức giá xuất khẩu trung bình thấp nhất trong quý với với 2.823 USD/tấn.

Trong nhóm ASEAN, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang 8 thị trường thành viên của khối. Ngoài Lào, Myanamar và Singapore, cà phê xuất sang Campuchia quý 1/2024 đạt mức trung bình là 3.390 USD/tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; Indonesia đạt 3.558 USD/tấn, tăng 24% YoY; Malaysia đạt 3.685 USD/tấn, tăng 25% YoY. Philippines nhập cà phê từ Việt Nam với mức giá trung bình đạt 3.835 USD/tấn, tăng 25% YoY; Thái Lan đạt 3.334 USD/tấn, giảm 26% YoY.

Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...

Xuất khẩu cà phê sang châu Âu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 1,1 triệu tấn, trị giá 2,5 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Điều này cho thấy xuất khẩu cà phê sang châu Âu đang có dấu hiệu khởi sắc. EVFTA được dự đoán sẽ giúp ngành hàng cà phê Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh tại EU, tình trạng thiếu container vận chuyển và vấn đề chi phí logistics sẽ bớt căng thẳng hơn so với năm 2021, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa.

Việt Nam xuất khẩu gạo sang châu Phi

EU hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta, chiếm hơn 40% xuất khẩu của toàn ngành. Hiệp định EVFTA với cam kết gỡ bỏ thuế quan, chắc chắn sẽ giúp mở rộng thị trường cà phê Việt Nam tại EU. Vậy những tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang châu Âu bao gồm những gì? Cùng Simba tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Cơ hội để cà phê Việt Nam mở rộng thị phần tại châu Âu

Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ được các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU. Khi đó EVFTA sẽ có các cam kết thuế quan sâu rộng hơn, điều này sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên minh châu Âu. Nhu cầu nhập khẩu các loại cà phê chế biến và cà phê chất lượng cao tại thị trường EU đang có xu hướng tăng lên. Nếu đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và yêu cầu về chất lượng sản phẩm thì Việt Nam có tiềm năng mở rộng thị trường cà phê tại EU rất lớn, nhất là với sản phẩm cà phê Robusta. Theo các chuyên gia, chất lượng và sản lượng của cà phê Việt Nam đã nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam lại khó tạo được danh tiếng, thương hiệu do các nhà sản xuất không tự tay chế biến sâu và xuất khẩu trực tiếp mà xuất hiện dưới tên của những thương hiệu nước ngoài. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần có chiến lược giúp tạo được thương hiệu của cà phê đến từ Việt Nam.

Quy định về các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm

EU quy định các chất gây ô nhiễm phải được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể để không gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm.