Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của Người cho thấy, việc học và dạy lịch sử không chỉ để cho mọi người dân Việt Nam nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn để bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc.

Ngày Quốc tế Phụ nữ của năm 2024 và hơn thế nữa

Thế giới đã chứng kiến ​​sự thay đổi về quan điểm đáng kể trong suy nghĩ của cả phụ nữ và xã hội về bình đẳng và giải phóng phụ nữ. Nhiều người thuộc thế hệ trẻ có thể cảm thấy rằng tất cả các cuộc chiến đều thuộc về phụ nữ, trong khi nhiều nhà hoạt động vì nữ quyền từ những năm 1970 trở đi biết quá rõ về sự phức tạp ăn sâu của chế độ phụ hệ.

Sự bình đẳng hơn về các quyền lập pháp và ngày càng có nhiều người coi phụ nữ là những hình mẫu ấn tượng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, người ta có thể nghĩ rằng phụ nữ đã đạt được sự bình đẳng thực sự. Tuy vậy, một thực tế đáng tiếc là phụ nữ vẫn không được trả lương ngang bằng với nam giới.

Tuy nhiên, những cải tiến lớn đã được thực hiện. Chúng ta đã có nữ phi hành gia và thủ tướng. Mặc dù, thách thức vẫn còn ở nhiều quốc gia, nhưng phần lớn các bé gái được chào đón vào đại học, phụ nữ có thể làm việc trong khi cân bằng nhu cầu của gia đình và họ có thể có những lựa chọn thực sự

Chính vì vậy, mỗi năm thế giới đều truyền cảm hứng cho phụ nữ và tôn vinh những thành tựu của họ. Truyền thống cho rằng đàn ông tôn vinh mẹ, vợ, bạn gái, đồng nghiệp,... bằng hoa và những món quà nhỏ. Ở một số quốc gia, IWD có địa vị tương đương với Ngày của Mẹ khi trẻ em tặng những món quà nhỏ cho mẹ và bà của chúng.

Ngày Quốc tế Phụ nữ có phải là ngày lễ không?

Quốc tế Phụ nữ (IWD) là ngày lễ chính thức ở nhiều quốc gia bao gồm: Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Campuchia, Trung Quốc, Cuba, Georgia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Madagascar, Moldova, Mông Cổ, Montenegro, Nepal, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam và Zambia. Tại Đức, quốc hội Berlin đã thông qua dự luật vào năm 2019 để làm Ngày Quốc tế Phụ nữ thành một ngày nghỉ lễ.

Màu sắc nào tượng trưng cho ngày Quốc tế Phụ nữ?

Tím, xanh lá cây và trắng là màu của Ngày Quốc tế Phụ nữ. Màu tím biểu thị sự công bằng, nhân phẩm và trung thành với chính nghĩa. Màu xanh tượng trưng cho hy vọng. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, mặc dù đây là một khái niệm gây tranh cãi. Màu sắc có nguồn gốc từ Liên minh Chính trị và Xã hội Phụ nữ (WSPU) ở Anh vào năm 1908.

Quốc tế Phụ nữ 8/3 nên tặng quà gì?

Bên cạnh đó, có một số ý tưởng quà tặng 8/3 khác như:

Ngày Quốc tế Phụ nữ đã trở thành thời gian để suy ngẫm về sự tiến bộ, kêu gọi thay đổi và tôn vinh lòng dũng cảm, quyết tâm của những người phụ nữ đã thay đổi lịch sử và những người sẽ thúc đẩy bình đẳng giới trong tương lai. Ngày Quốc tế Phụ nữ là dịp để nhìn lại những nỗ lực của phụ nữ trong cuộc đấu tranh vì bình đẳng, hòa bình và phát triển. Đây cũng là cơ hội để đoàn kết, kết nối và huy động để tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa.

Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 - thời đại mà sự phát triển kiến thức, tri thức tăng tốc vượt bậc. Thế nên, nếu không muốn tụt hậu, đòi hỏi mỗi người phải coi việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời trở thành nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Hãy thử tượng tượng một ngày nào đó bạn sẽ hụt hẫng ra sao khi phải lặn ngụp trong “đại dương kiến thức” bao la và chính sự ngại học, lười học, học không bài bản, không thường xuyên đã “nhấn chìm” chính bạn trong đại dương ấy.

Trang bị kỹ năng, kiến thức để đa dạng hóa các hoạt động đẩy mạnh học tập suốt đời trong các Trung tâm học tập cộng đồng. Ảnh: Đ.K.C

Với phương châm “lấy kiến thức tối đa trong một khoảng thời gian tối thiểu”, sự học ngày nay đề cao phương pháp tư duy theo kiểu thông minh, sáng tạo, học để hiểu, để nắm rõ cốt lõi của vấn đề và để ứng dụng vào thực tiễn của cuộc sống, chứ không học để đánh bóng tên tuổi, để chạy theo hư danh, bằng cấp. Bởi vậy, sự học ngày nay không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị sang hèn… ai cũng có thể học, học nữa, học mãi ở khắp mọi nơi. Học từ nhà đến trường, từ trường ra phố; từ trường học ra đến trường đời; học từ cụ già đến em nhỏ; học từ các phương tiện truyền thông, sách vở, mạng Internet… để khai tâm mở trí, để làm giàu thêm vốn kiến thức vẫn còn hạn hẹp của bản thân mình. Sự học không bao giờ là muộn với những ai ham học hỏi, muốn thay đổi bản thân bằng kiến thức, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ mà bản thân phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để trải nghiệm.

Nếu như ngày xưa, cánh cửa đại học được xem là thước đo thành công, vinh quang cho gia đình, dòng họ của mỗi người thì nay thước đo ấy vẫn cần nhưng chưa đủ để đánh giá sự thành công của người ấy. Bởi lẽ, sự học ngày xưa đã khiến không ít học sinh chỉ lao đầu vào nhồi nhét kiến thức để đi thi, chứ không hề tồn tại trong đầu khái niệm học là một quá trình lâu dài và gắn liền với cả đời người. Và tất nhiên, sự học không kết thúc khi bạn không còn ngồi trên ghế nhà trường hay giảng đường đại học.

Nhận thức rõ tầm quan trọng ấy, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 281 khuyến khích việc thực hiện đề án về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và Bạc Liêu là một trong những địa phương được đánh giá cao trong thực hiện đề án này của Chính phủ.

Theo thống kê của Hội Khuyến học tỉnh, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã có 98.417 gia đình đăng ký trở thành gia đình học tập, nâng tổng số toàn tỉnh lên 159.346 gia đình, tăng 12.190 gia đình so với năm 2018. Số dòng họ học tập đăng ký mới là 1.618 dòng họ, nâng tổng số toàn tỉnh lên 2.028 dòng họ, tăng 525 dòng họ học tập so với năm 2018. Số ấp, khóm đăng ký cộng đồng học tập mới là 518 cộng đồng, đạt 100% số khóm, ấp trong toàn tỉnh được công nhận; có 564/674 đơn vị học tập được công nhận…

Bên cạnh đó, các trung tâm học tập cộng đồng cũng đang phát huy hiệu quả tối ưu trong việc khuyến khích người dân, toàn xã hội đẩy mạnh việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Theo đó, hiện nay toàn tỉnh có 64 trung tâm học tập cộng đồng, với 27 trung tâm hoạt động tốt, 29 trung tâm hoạt động khá. Tính đến hết quý 2/2019, các trung tâm này đã tổ chức 353 lớp học với 15.559 lượt người tham gia (trung bình 44 lượt người/lớp). Các lớp này tập trung phổ biến pháp luật, tuyên truyền, bổ trợ kiến thức cho người dân với nhiều lĩnh vực như: giáo dục môi trường, chuyển giao khoa học - công nghệ, phòng chống tác hại của thuốc lá, sản xuất, chăn nuôi, dạy nghề, bổ túc văn hóa… Ngoài việc bám sát nội dung, chuyên đề của từng lớp học, nhiều học viên còn liên hệ trực tiếp với giáo viên hướng dẫn, cán bộ tuyên truyền để được tham vấn, hỗ trợ thêm những tài liệu hữu ích nhằm mở rộng hiểu biết, kiến thức thực tiễn về lĩnh vực mình quan tâm.

Đây là những tín hiệu lạc quan cho thấy phong trào học tập suốt đời đã thật sự lan tỏa, phát huy hiệu quả tích cực trong việc động viên mỗi người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng và toàn xã hội có cái nhìn toàn diện hơn, thấu đáo hơn về học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Với quyết tâm học để không ai bị bỏ lại phía sau khi thời đại công nghiệp 4.0 đang phát triển vượt bậc, mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng hãy nêu cao tinh thần tự học, không ngừng tư duy, không ngừng sáng tạo và hãy tâm niệm rằng học không chỉ cho gia đình, cho xã hội mà còn để hoàn thiện nhân cách, làm giàu vốn tri thức còn hạn hẹp của chính mình.